năm tiếp theo.
Hiện tại, khu vực phía Bắc vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của MB, với đóng góp khoảng 80% huy động, 60% dư nợ, 71% lợi nhuận hoàn hệ thống. Khu vực phía Nam và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Khu phía Nam trong đó có Tp Hồ Chí Minh được đánh giá là khu vực có tiềm năng rất cao, tuy nhiên, các hoạt động của MB tại khu vực này còn khiêm tốn, vì vậy Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra chiến lược phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của của khu vực phía Nam, gia tăng sự đóng góp của khu vực này trong hoạt động của toàn hệ thống.
Đầu năm 2013, Ban chiến lược khu vực phía Nam đã đưa ra các mục tiêu trong ngắn hạn:
- Cơ cấu nợ, xử lý nợ xấu và thu lãi treo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Khu vực phía Nam.
- Tăng tỷ lệ khai thác hạn mức tín dụng bình quân của khách hàng
- Tăng trưởng dư nợ đi đôi với quản lý chất lượng nợ tốt, không để nợ xấu phát sinh mới. Triển khai chương trình tài trợ thương mại nhằm tăng thu dịch vụ
- Tận dụng cơ hội thị trường để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Vị trí vai trò của MB Sài Gòn
Định hướng phát triển của MB Sài Gòn nằm trong định hướng phát triển của MB nói chung và MB khu vực phía Nam nói riêng. Là chi nhánh có quy mô lớn nhất tại khu vực phía Nam và là một trong những chi nhánh có quy mô dẫn đầu toàn hệ thống, MB Sài Gòn luôn dẫn đầu khu vực phía Nam trong các chỉ tiêu kinh doanh, có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của MB phía Nam và toàn hệ thống MB. MB Sài Gòn phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển theo định hướng mà MB đã đề ra.
Như vậy, trong lĩnh vực tín dụng mục tiêu của MB nói chung và MB Sài Gòn là tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng. Mục tiêu trong thời gian
trước mắt là “tái cơ cấu, phát triển bền vững”. Theo đó, MB Sài Gòn cần quản lý tốt danh mục khách hàng hiện tại, kiểm soát nợ xấu và tăng trưởng có chọn lọc, bảo đảm tăng trưởng đi đôi với chất lượng tín dụng tốt.