Khả năng kiểm soát khoản vay, bảo lãnh và quản lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 69 - 71)

Kiểm soát khoản vay, bảo lãnh và quản lý tài sản bảo đảm là công việc của CV QHKH và CV hỗ trợ có trách nhiệm phối hợp trong công tác này. Theo quy định của sản phẩm và các nội dung tại thông báo phê duyệt, CV QHKH phải theo dõi khách hàng và thu thập các hồ sơ giấy tờ liên quan để đánh giá khách hàng, tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, việc thu thập hồ sơ, kiểm soát sau chưa được tiến hành thường xuyên và đầy đủ. Công tác quản lý tài sản bảo đảm cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác kiểm soát khoản vay, quản lý tài sản bảo đảm tại MB Sài Gòn chưa thực hiện được đúng vai trò.

Nội dung đánh giá về khả năng kiểm soát khoản vay, bảo lãnh và quản lý tài sản bảo đảm sẽ được phân tích sâu hơn trong phần nhận định về những hạn chế trong công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT tại MB Sài Gòn.

2.2.3 Những rủi ro trong công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại MB Sài Gòn

2.2.3.1 Đối với công tác cấp tín dụng dựa trên hàng tồn kho

Đối với hàng tồn kho luân chuyển, hợp đồng bảo đảm sẽ quy định khách hàng phải duy trì một giá trị hàng hóa thế chấp tổi thiểu tại kho hàng. Tuy nhiên, do việc kiểm tra tài sản bảo đảm của ngân hàng còn gặp nhiều trở ngại nên khách hàng có thể khai báo giá trị hàng hóa tồn kho cao hơn giá trị thực tế. Việc này có thể dẫn đến rủi ro ngân hàng không phát hiện ra các trường hợp giá trị hàng hóa tại kho thấp hơn giá trị được quy định tại hợp đồng bảo đảm.

Hàng hóa thế chấp là hàng kém chất lượng, giảm giá trị, bị lỗi mốt dẫn đến quá trình xử lý tài sản bảo đảm gặp khó khăn, giá trị thu về thấp hơn giá trị định giá và có thể thấp hơn nghĩa vụ mà tài sản này bảo đảm.

Kho hàng được thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau dẫn đến tranh chấp trong quá trình xử lý tài bảo đảm để thu hồi nợ, thậm chí có thể phát sinh trường hợp tổng giá trị hàng hóa trong kho thấp hơn tổng nghĩa vụ nợ của khách hàng.

Khách hàng tận dụng các các kẽ hở trong công tác bảo vệ kho hàng hoặc cấu kết với bảo vệ kho hàng để rút ruột tài sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 69 - 71)