Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Sài Gòn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 50 - 52)

2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Sài Gòn. Sài Gòn.

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Sài Gòn

MB Sài Gòn là một chi nhánh cùa Ngân hàng TMCP Quân Đội, được thành lập ngày 04/11/2009, trên cơ sở tách một phần hoạt động kinh doanh và 05 PGD trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh là PGD Tân Cảng, PGD Phú Thọ, PGD Bến Thành, PGD Calmete, PGD Tôn Đức Thắng. Trải qua hơn 3 năm hoạt động, MB Sài Gòn đã có những bước phát triển nhanh chóng và đóng góp vào thành quả chung của MB. MB Sài Gòn được là chi nhánh dẫn đầu khu vực phía Nam của MB về lợi nhuận, dư nợ và huy động vốn. Với chiến lược của MB là đẩy mạnh kinh doanh tại khu vực phía Nam, khu vực mà MB còn thua kém các ngân hàng khác về thị phần, MB Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chung của toàn hệ thống MB.

Tính đến năm 31/12/2012, Chi nhánh Sài Gòn có tổng cộng 14 điểm giao dịch với quy mô nhân sự là 204 người, đứng đầu toàn hệ thống về số lượng nhân sự và số lượng điểm giao dịch. Địa điểm các điểm giao dịch của chi nhánh Sài Gòn đều thuộc các khu trung tâm của Tp Hồ Chí Minh: Quận 1, Quận Bình Thạnh, Quận 10, Quận 4. Danh sách và địa điểm các điểm giao dịch của MB Sài Gòn được nêu chi tiết tại Phụ lục 1. Với lợi thế này MB Sài Gòn có điều kiện khai thác các khách hàng lớn và có tiềm lực tài chính mạnh, tuy nhiên do nằm tại khu vực tập trung nhiều điểm giao dịch của các ngân hàng, do đó áp lực cạnh tranh là rất lớn.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của MB Sài Gòn

Cơ cấu tổ chức của MB Sài Gòn bao gồm Ban giám đốc, các phòng ban tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm chung đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh khách hàng cá nhân (Phó Giám đốc PTKD KHCN) phụ trách mảng kinh doanh liên quan đến khách hàng cá nhân. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc phụ trách kinh doanh khách hàng cá nhân bao gồm Phòng khách hàng cá nhân (Phòng KHCN) và các CV QHKH cá nhân tại các PGD.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh khách hàng doanh nghiệp (Phó Giám đốc PTKD KHDN) phụ trách mảng kinh doanh liên quan đến khách hàng doanh

Phó Giám đốc PTKD KHDN Phòng Hỗ trợ Phòng CIB Phòng SME Phòng KT & DV KH Phòng Thẩm định Phòng KHCN Phòng giao dịch trực thuộc Phó Giám đốc Vận hành Phó Giám đốc PTKD KHCN Giám đốc

nghiệp. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc phụ trách kinh doanh khách hàng doanh nghiệp bao gồm Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (Phòng CIB), Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (Phòng SME) và các CV QHKH doanh nghiệp tại các PGD.

Phó giám đốc phụ trách vận hành phụ trách hoạt động vận hành tại chi nhánh. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc vận hành bao gồm phòng hỗ trợ, Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng (Phòng KT & DVKH) và bộ phận Kế toán và dịch vụ khách hàng tại các PGD.

Phòng Thẩm định thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời là bộ phận tham mưu cho Giám đốc và các Phó giám đốc phụ trách kinh doanh trong khâu phê duyệt cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)