Hiệu quả là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và nguồn lực bỏ ra. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu.
Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào. Sự so sánh đó có thể là so sánh tương đối hoặc so sánh tuyệt đối.
Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau : A = K – C Trong đó :
A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Kết quả thu được
C: Nguồn lực đầu vào
Nếu căn cứ vào nguồn lực bỏ ra để thu kết quả thì hiệu quả tương đối được xác định: A=K/C.
Như vậy, muốn tăng A thì phải tăng K và/hoặc giảm C. Hiệu quả có thể được thể hiện ở việc nâng cao lợi ích thu được trong khi chi phí là không đổi, hoặc giữ lợi ích không đổi và cắt giảm chi phí, hoặc tăng cả lợi ích và chi phí nhưng mức độ tăng của lợi ích cao hơn mức độ tăng của chi phí.
Trong lĩnh vực kinh doanh, kết quả đầu ra thể hiện ở doanh thu, lợi nhuận…Các yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, quy trình công nghệ, trình độ quản lý, chi phí, tài sản, nguồn vốn…
Phạm trù kinh tế, hiệu quả được hiểu trên hai góc độ:
Định lượng: Hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra. Nếu xét tổng hợp thì người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ năng lực
quản lý sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả luôn là một yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì mục tiêu cuối cùng của họ là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để chi phí kinh doanh là thấp nhất nhưng lợi ích thu về là cao nhất.
Hiệu quả không chỉ có ích cho từng doanh nghiệp riêng lẻ mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế. Bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp đã góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực có hạn của toàn bộ nền kinh tế.