Tính chất của khoản vay
Tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là loại hình cấp tín dụng mà tài sản bảo đảm đảm có sự biến động cao, do vậy đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ, tuy nhiên không phải lúc nào các nhân viên cũng có đủ nguồn lực về thời gian và công sức để kiểm soát hết những biến động đối với HTK & KPT cũng như lường trước tất các những rủi ro có thể xảy ra.
Việc quản lý và kiểm soát của các nhân viên ngân hàng nhiều lúc cũng giống như “cưỡi ngựa xem hoa” vì không có đủ trình độ và thông tin để kiểm soát khoản vay và tài sản bảo đảm.
Việc kiểm tra kiểm soát khoản vay chủ yếu dựa trên số liệu báo cáo của doanh nghiệp, ngân hàng chỉ có thể kiểm tra chọn mẫu do đó không có đủ thông tin về tài sản bảo đảm như doanh nghiệp, vì vậy rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra, doanh nghiệp có thể báo cáo sai sự thật.
Việc thẩm định giá trị tài sản, số lượng, chất lượng của hàng hóa gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là dựa vào báo cáo của khách hàng…..Đối với HTK luân chuyển, việc xác định giá trị kho hàng với giá trị nhiều tỷ đồng càng khó khăn.
Đối với hàng tồn kho luân chuyển, việc phân tách và quản lý lô hàng thế chấp tại MB riêng với hàng hóa khác của doanh nghiệp và hàng hóa thế chấp tại các tổ chức tín dụng khác khó thực hiện. Nguyên nhân là do toàn bộ hàng hóa đều được
để chung tại kho của khách hàng, số lượng hàng hóa thế chấp chỉ chiếm một phần hoặc một tỷ lệ nhỏ trong tổng hàng hóa của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong xây dựng quy trình và phương án quản lý đối với việc phân tách này. Việc thuê bảo vệ của bên thứ 3 trong trường hợp này cũng không đạt kết quả như mong đợi do không phân biệt được hàng hóa nào thế chấp tại MB.
Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu và bất cập
Đối với tài sản bảo đảm là HTK, biện pháp quản lý kho hàng ít rủi ro nhất là thuê kho hàng của bên thứ ba, tuy nhiên, mối liên hệ giữa ngân hàng và bên cho thuê kho chưa cao, các công ty này thường chỉ liên hệ với doanh nghiệp thuê kho chứ ít khi liên hệ với ngân hàng do đó sự hợp tác trong quản lý tài sản bảo đảm giữa ngân hàng và bên cho thuê kho chưa được chặt chẽ.
Hoạt động logistic tại Việt Nam còn chưa phát triển, do đó các doanh nghiệp vẫn chủ yếu để hàng hóa tại kho hàng của mình, hàng hóa trong kho có thể có nhiều lô hàng và mỗi lô hàng thế chấp cho một ngân hàng khác nhau. Do đó rất khó để phân định lô hàng thế chấp cho mỗi ngân hàng là lô hàng nào. Việc này cũng dẫn đến những rủi ro trong trường hợp cần xử lý tài sản.
Chưa có các dịch vụ định giá chuyên nghiệp dành cho HTK & KPT. Tại Việt Nam, dịch vụ định giá này còn chưa phát triển trong khi tại nhiều nước phát triển, dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc cấp tín dụng bảo đảm bằng hàng hóa. Chưa có một sàn giao dịch chuyên mua bán HTK thứ cấp. Đó là đầu ra cho các hàng hoá tồn kho được mua đi bán lại, luân chuyển giữa doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng, các tổ chức đầu tư, bảo hiểm và các tổ chức khác trong toàn bộ thị trường, để HTK không chỉ là tài sản đọng và rơi vào viễn cảnh mất giá sau một thời gian nhất định.
Nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kể từ năm 2008 và hiện vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản, thua lỗ.
Các ngân hàng đã gặp phải vấn đề về nợ xấu là kết quả của tác động kép của thời kỳ tăng trưởng nóng trước đó và suy thoái kinh tế. Trước tình hình đó các ngân hàng cần phải thận trong hơn trong thẩm định cấp tín dụng và nỗ lực để cải thiện tình trạng nợ xấu.
MB nói chung và MB Sài Gòn cũng không phải là ngoại lệ. Nợ quá hạn và nợ xấu của MB Sài Gòn có nguyên nhân rất lớn từ những khó khăn chung của nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
MB Sài Gòn là một trong những chi nhánh dẫn đầu khu vực phía Nam và toàn hệ thống MB về quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh. Được thành lập năm 2009, MB Sài Gòn đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của MB. Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng vẫn là hoạt động chủ đạo và mang lại thu nhập chủ yếu cho MB Sài Gòn. Hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT đã được triển khai mạnh mẽ và có vai trò quan trọng trong việc tăng dư nợ, bảo lãnh và mang lại lợi nhuận cho MB Sài Gòn. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý khoản vay và tài sản bảo đảm, điều này có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. Yêu cầu đặt ra là MB Sài Gòn cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về thực tế công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT, nguyên nhân của thực trạng này để từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DỰA TRÊN BẢO ĐẢM BẰNG HÀNG TỒN KHO VÀ KHOẢN PHẢI THU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CN SÀI GÒN 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1.1 Thực trạng tình hình kinh tế và thực trạng ngành ngân hàng hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Đối với lĩnh vực ngân hàng, thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ năm 2011, mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được tháo bỏ. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng ngoại sẽ là cú hích cho sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam nếu không muốn bị thua trên sân nhà, nhưng cũng đặt ra sự thách thức không nhỏ với các ngân hàng trong nước.
Tình hình nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn và chưa có dấu hiệu phục hồi, khả năng tổng cầu suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức thấp, HTK tăng cao, chất lượng, giá trị tài sản bảo đảm suy giảm, các doanh nghiệp không phát sinh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường xuyên.
Ngành ngân hàng trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe vô cùng gắt gao và có thể nói là khốc liệt. Vấn đề nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận ngân hàng. Chương trình tái cơ cấu của ngành ngân hàng có thể nói chỉ mới đạt được kết quả bước đầu.
3.1.2 Định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1.2.1 Chiến lược kinh doanh 2011-2015, tầm nhìn 2020 và chiến lược Khu vực phía Nam của Ngân hàng TMCP Quân Đội vực phía Nam của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Năm 2011, MB bắt đầu triển khai chiến lược 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 với một số nội dung chủ yếu sau:
- Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng thuận tiện đối với khách hàng với 3 trụ cột: Ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp, ngân hàng giao dịch và 2 nền tảng: Quản trị rủi ro hàng đầu, văn hóa cung cấp dịch vụ, thực thi nhanh, hướng tới khách hàng.
- Giá trị cốt lõi: Tin cậy, hợp tác, chăm sóc khách hàng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Phương châm tăng trưởng: nhanh, khác biệt, bền vững, hiệu quả.
Mục tiêu chiến lược 2010 – 2015: Đứng trong Top 3 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam với định vị là ngân hàng thuận tiện đối với khách hàng, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi MB phải có những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh và quản trị. Trong đó việc đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường giữ một vai trò quan trọng. Trong nỗ lực đó, việc tăng cường công tác phát triển và áp dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng đã được MB đặc biệt chú trọng.
Nội dung của chiến lược dài hạn cho MB trong giai đoạn 2011 – 2015 là ưu tiên việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa ngân hàng và khách hàng, khai thác tối đa sức mạnh các công ty thành viên.
Để thực hiện chiến lược, MB triển khai nhiều sáng kiến chiến lược nhằm cải tổ hoạt động kinh doanh, thực hiện các nhóm giải pháp hỗ trợ, đẩy mạnh khả năng thực thi của tổ chức.
MB đặt mục tiêu là ngân hàng số 1 phục vụ khách hàng quân đội, ngân hàng am hiểu doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện phương châm 5 C: chiến lược chiến thuật tốt, con người tốt, chất lượng hoạt động tốt, công nghệ tốt, chính trị tốt.
Xây dựng Chiến lược khu vực Phía Nam, Chiến lược khu vực Miền Trung và Tây Nguyên thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại các khu vực này. Tăng cường thương hiệu của MB, khai thác các khách hàng truyền thống phát triển có chọn lọc khách hàng mới.
Để từng bước hoàn thành các mục tiêu của chiến lược 2011 – 2015, căn cứ vào tình hình kinh tế và tình hình hình thị trường tài chính, đầu năm 2013 Ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra phương châm phát triển trong thời gian tới là : “tái cơ cấu, phát triển bền vững” . Theo đó, định hướng đối với công tác tín dụng là:
- Tập trung phát triển tín dụng trong các lĩnh vực ưu tiên của chính phủ, tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng gắn với khách hàng truyền thống, khách hàng mục tiêu của MB.
- Tăng trưởng trên nguyên tắc có chọn lọc, an toàn, hiệu quả, lấy chất lượng tín dụng là tiêu chí kiên quyết khi cấp tín dụng
- Kiện toàn năng lực thẩm định và năng lực quản trị rủi ro đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
- Quản lý khách hàng chặt chẽ, tập trung thu hồi nợ xấu và nợ quá hạn.
3.1.2.2 Định hướng của Khu vực phía Nam và MB Sài Gòn năm 2013 và các năm tiếp theo. năm tiếp theo.
Hiện tại, khu vực phía Bắc vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của MB, với đóng góp khoảng 80% huy động, 60% dư nợ, 71% lợi nhuận hoàn hệ thống. Khu vực phía Nam và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Khu phía Nam trong đó có Tp Hồ Chí Minh được đánh giá là khu vực có tiềm năng rất cao, tuy nhiên, các hoạt động của MB tại khu vực này còn khiêm tốn, vì vậy Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra chiến lược phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của của khu vực phía Nam, gia tăng sự đóng góp của khu vực này trong hoạt động của toàn hệ thống.
Đầu năm 2013, Ban chiến lược khu vực phía Nam đã đưa ra các mục tiêu trong ngắn hạn:
- Cơ cấu nợ, xử lý nợ xấu và thu lãi treo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Khu vực phía Nam.
- Tăng tỷ lệ khai thác hạn mức tín dụng bình quân của khách hàng
- Tăng trưởng dư nợ đi đôi với quản lý chất lượng nợ tốt, không để nợ xấu phát sinh mới. Triển khai chương trình tài trợ thương mại nhằm tăng thu dịch vụ
- Tận dụng cơ hội thị trường để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Vị trí vai trò của MB Sài Gòn
Định hướng phát triển của MB Sài Gòn nằm trong định hướng phát triển của MB nói chung và MB khu vực phía Nam nói riêng. Là chi nhánh có quy mô lớn nhất tại khu vực phía Nam và là một trong những chi nhánh có quy mô dẫn đầu toàn hệ thống, MB Sài Gòn luôn dẫn đầu khu vực phía Nam trong các chỉ tiêu kinh doanh, có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của MB phía Nam và toàn hệ thống MB. MB Sài Gòn phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển theo định hướng mà MB đã đề ra.
Như vậy, trong lĩnh vực tín dụng mục tiêu của MB nói chung và MB Sài Gòn là tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng. Mục tiêu trong thời gian
trước mắt là “tái cơ cấu, phát triển bền vững”. Theo đó, MB Sài Gòn cần quản lý tốt danh mục khách hàng hiện tại, kiểm soát nợ xấu và tăng trưởng có chọn lọc, bảo đảm tăng trưởng đi đôi với chất lượng tín dụng tốt.
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả cấp tín dụng dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu tại MB Sài Gòn và khoản phải thu tại MB Sài Gòn
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, rút ngắn thời gian thẩm định.
Tăng cường chất lượng thẩm định tổng thể đối với khách hàng. Trong sản phẩm cấp tín dụng này, tài sản bảo đảm là HTK & KPT do đó mức độ cam kết của khách hàng sẽ không cao bằng các tài sản khác. Do đó, các nội dung về tình hình kinh doanh, tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng… cần phải được thẩm định kỹ lưỡng.
Thẩm định kỹ đối với phương án vay vốn, phát hiện các giao dịch mua bán lòng vòng giữa các doanh nghiệp có mối liên hệ về chủ sở hữu và đề xuất từ chối cấp tín dụng đối với các đối tượng này.
Tăng cường chất lượng thẩm định tài sản bảo đảm là HTK & KPT. Hiện tại, bộ phận thẩm định đã làm khá tốt công tác này tuy nhiên cần tập trung thêm một số nội dung sau: Đối với HTK, CV thẩm định cần xuống kho kiểm tra thực tế, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ để đánh giá về số lượng, chất lượng của hàng hóa, giá trị tồn kho bình quân, tính thanh khoản của HTK, tính chân thực của báo cáo khách hàng cung cấp. Đối với KPT, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ xác lập quyền đòi nợ đối với các đối tác.
Tiến hành kiểm tra đầy đủ thông tin về giao dịch bảo đảm của tài sản: Lấy thông tin CIC và hỏi thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm để kiểm tra tài sản hiện đang thế chấp tại tổ chức tín dụng nào. Trong trường hợp tài sản được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng thì cần xem xét thứ tự ưu tiên của MB khi xử lý tài sản. Trên cơ sở những
thông tin đó, bộ phận thẩm định đưa ra những đề xuất phù hợp đối với việc nhận bảo đảm và quản lý hàng hóa.
Việc xác định hàng hóa hiện đang thế chấp tại tổ chức tín dụng nào hay chưa rất quan trọng vì thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp tranh chấp HTK do khách hàng sử dụng HTK để thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng, khi đó, thứ tự ưu tiên trong việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ dựa theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đưa ra cách thức phù hợp đối với việc quản lý tài sản bảo đảm. Tại báo cáo thẩm định bộ phận thẩm định cần quy định rõ cách thức quản lý đối với tài sản bảo đảm là HTK & KPT. Bộ phận thẩm định cần phân tích kỹ về tính chất và phương