Thực tế hoạt động tín dụng dựa trên bảo đảm là hàng tồn kho và khoản phải thu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 43 - 46)

phải thu trên thế giới và tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm.

1.5.1 Hoạt động tín dụng dựa trên bảo đảm là hàng tồn kho và khoản phải thu trên thế giới

Hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là một hoạt động khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Nhiều nền kinh tế phát triển như Mỹ vốn đã xem đây là một nghiệp vụ bình thường của tín dụng ngân hàng. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, đối với hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT, luôn có sẵn các công ty cung ứng dịch vụ bảo lãnh, bảo hiểm, quản lý và định giá tài sản.

Tại Mỹ, việc nhận thế chấp và quản lý hàng tồn kho được thực hiện rất thuận tiện và rủi ro cho ngân hàng được giảm thiểu. Một số hãng kho vận uy tín đứng ra làm trung gian gửi giữ hàng hóa. Khi các doanh nghiệp gửi hàng vào kho, họ sẽ được cấp những chứng chỉ ghi nhận thông tin về số lượng, chất lượng, chủng loại và sở hữu về hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể đem các chứng chỉ này thế chấp vay vốn tại các ngân hàng. Với độ uy tín cao của hãng kho vận, ngân hàng sẽ mặc nhiên ghi nhận các thông tin để nhận thế chấp hàng hóa mà không nhất thiết phải thẩm định trực tiếp hàng. Khi cần xử lý tài sản bảo đảm, chỉ với chứng chỉ này, ngân hàng cũng có thể bán được hàng hóa với sự hợp tác của hãng kho vận qua các thủ tục pháp lý hợp lý. Với sự phối hợp tổng thể trên, các mắt xích của nền kinh tế được phối hợp nhịp nhàng, giảm bớt các chi phí không cần thiết và giảm thiểu hầu hết các rủi ro thuộc tính của thế chấp hàng hóa.

Ở thị trường tài chính Mỹ, để việc ngân hàng nhận hàng tồn kho của doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm được phát triển một cách bình thường, vẫn còn một điều kiện đủ phải bảo đảm: Đó là thị trường cần được xây dựng một sàn giao dịch chuyên mua bán hàng tồn kho thứ cấp, gọi là thị trường thứ cấp (secondary market). Đó là đầu ra cho các hàng hoá tồn kho được mua đi bán lại, luân chuyển giữa doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng, các tổ chức đầu tư, bảo hiểm và các tổ chức khác trong toàn bộ thị trường, để hàng tồn kho không chỉ là tài sản đọng và rơi vào viễn cảnh mất giá sau một thời gian nhất định.

1.5.2 Hoạt động tín dụng dựa trên bảo đảm là hàng tồn kho và khoản phải thu tại Việt Nam

Tại ACB

Trong năm 2010 – 2012, ACB đã triền khai chương trình tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập. Đây là hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm bằng việc thế chấp bằng chính lô hàng mua.

- Mức tài trợ trung bình 60% giá trị lô hàng, mức tài trợ tối đa lên đến 80% giá trị lô hàng.

- Ưu tiên doanh nghiệp có bổ sung tài sản bảo đảm là bất động sản, máy móc thiết bị, sổ tiết kiệm,..

- Loại tiền tài trợ: VND, USD, EUR.

- Thời hạn tài trợ: căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, tối đa đến 06 tháng.

- Mặt hàng nhận thế chấp đa dạng: sắt thép, đồng nhôm, hạt nhựa, ô tô, nguyên liệu thức ăn gia súc, giấy và bột giấy, xe cơ giới, thiết bị điện lạnh,…

Gần đây, DongAbank cũng đã cung cấp sản phẩm tài trợ nhập khẩu bảo đảm bằng chính lô hàng nhập khẩu.

- Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ

- Thời gian vay: Tối đa 12 tháng

- Phương thức vay: Từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng

- Lãi suất vay: Theo quy định của DongA Bank trong từng thời kỳ

- Tài sản bảo đảm: chính lô hàng nhập khẩu

- Mặt hàng nhận thế chấp/cầm cố đa dạng, cụ thể: sắt thép, hạt nhựa, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, giấy, phân bón, thức ăn chăn nuôi….

Tại HDBank

Từ ngày 14/01/2011, HDBank triển khai chương trình "Cho vay cầm cố bằng hàng hóa hình thành từ vốn vay". Theo đó, khách hàng được bảo đảm món vay bằng chính lô hàng có được từ nguồn vốn được cấp. Loại tiền cho vay là VND, USD và EUR với lãi suất ưu đãi.

- Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ vốn để thanh toán chi phí mua bán hàng hóa chỉ cần mở tài khoản tại HDBank và cung cấp các thông tin cần thiết. Ngoài hàng hóa được hình thành từ vốn vay là các mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa có chất lượng ổn định, tính khả mại cao, khách hàng còn có thể dùng các tài sản khác theo quy định làm tài sản bảo đảm.

- Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình thẩm định linh hoạt và nhanh chóng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được HDBank tư vấn, cung cấp các sản phẩm, tiện ích khác có liên quan để thực hiện phương án tối ưu như: dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, quản lý tiền, giao nhận, kho bãi…

Hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT được triển khai rộng rãi trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đều có sản

phẩm cho vay này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngoài lợi ích thu được, hoạt động cấp tín dụng này cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Nhiều trường hợp vỡ nợ tới hàng trăm tỷ đồng trong khi tài sản bảo đảm chủ yếu là hàng tồn kho và giá trị còn lại của hàng hóa không đủ để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được cấp tín dụng tại ngân hàng.

Một số trường hợp rủi ro đã phát sinh trong thực tế:

Năm 2013, tại thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương đã xảy ra tình trạng tranh chấp giữa 7 ngân hàng là MB, Vietinbank, VIB, Techcombank, Agribank, OCB và Maritime bank đối với kho hàng cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân. Tổng dư nợ công ty này nợ 7 ngân hàng trên là 600 tỷ đồng trong khi tổng giá trị kho hàng tại thời điểm tranh chấp chỉ còn lại khoảng 100 tỷ đồng.

Cuối năm 2011, 5 ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm ABBank, Vietinbank, SeaBank, Eximbank và Ngân hàng phát triển chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang đã xảy ra tranh chấp đối với kho hàng của Công ty Chế biến thủy sản An Khang (Cần Thơ). Số tiền công ty này nợ 5 ngân hàng là 305 tỷ đồng và khi công ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả, các ngân hàng mới phát hiện hàng hóa tồn kho luân chuyển bao gồm các sản phẩm cá tra fillet, chả cá sumiri đông lạnh, tổng cộng hơn 1.000 tấn mà công ty này dùng để thế chấp, bên cạnh tài sản bất động sản dùng thế chấp, là một kho hàng hoàn toàn rỗng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)