Cái tôi cá nhân mãnh liệt

Một phần của tài liệu Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 110 - 119)

Đọc tập Ngục trung nhật ký chúng ta luôn luôn có cảm giác khoan khoái là mình đang bắt gặp một thi sĩ, một tâm hồn nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cái đẹp của thiên nhiên và của con người, tình cảm thiên nhiên dào dạt, lai láng trong tập thơ. Tất cả những cái đó là sản phẩm của cái tôi cá nhân mãnh liệt của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh.

Nhật ký trong tù mang nặng những suy nghĩ, ưu tư của một tâm hồn lớn một tâm hồn cao thượng và nhân ái. Đọc Nhật ký trong tù điều làm bạn đọc phân biệt được thơ của Hồ Chí Minh với các nhà thơ khác không chỉ ở một giọng điệu mà còn ở trong phong cách và cái tôi cá nhân mãnh liệt của nhà thơ. Chính cái tôi cá nhân mãnh liệt đó đã thúc giục nhà thơ viết ra những gì mình cần viết, mình nghĩ vì thế mà thơ Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù

có một linh hồn riêng rất độc đáo và đặc sắc.

Thế lộ nan (Đường khó đi) là một chùm thơ gồm có ba bài thơ, bài thơ thứ ba Đường khó đi III nhà thơ đã thể hiện rõ cái tôi của mình đó là Ta người ngay thẳng lòng trong trắng, ấy vậy mà bị nghi oan:

Ta người ngay thẳng lòng trong trắng, Lại bị tình nghi là Hán gian;

Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay xử thế khó khăn hơn.

Trong hoàn cảnh ấy, ở cảnh ngộ đó người tù đã tự minh oan cho mình bằng lời khẳng định nhân phẩm, phẩm chất của mình là ngay thẳng lòng trong trắng. Mặc dù bị nghi oan là Hán gian nên bị bắt giam nhưng Người vẫn bình tĩnh suy xét mọi việc rồi kết luận xưa nay việc xử thế không phải dễ dàng gì, từ nay với thân phận người tù việc xử thế càng khó khăn gấp bội.

Ở bài Tảo (Sáng sớm) nhà thơ tả lại cảnh sinh hoạt của người tù sau khi thức vào buổi sáng, mọi người tranh thủ bắt rận và chờ đón buổi ăn sáng:

Sáng dậy người người đua bắt rận, Tám giờ chuông điểm, bữa ban mai; Khuyên anh hãy gắng cho no bụng, Bỉ cực rồi ra ắt thái lai.

Từ việc tả lại quang cảnh sinh họat của người tù vào mỗi buổi sáng là bắt rận và chờ đợi đến tám giờ để được ăn sáng. Nhà thơ đã bộc lộ cái tôi của mình đó là con người vui tươi, hóm hỉnh luôn tin vào ngày mai vào tương lai tươi sáng. Lời khuyên thật giản dị mà chân tình nhưng cũng trần đầy niềm tin và sức sống dành cho những người cùng hội cùng thuyền:

Khuyên anh hãy gắng cho no bụng Bỉ cực rồi ra ắt thái lai.

Từ giấc ngủ trưa khoan khoái suốt mấy giờ ở trong tù, với cái tôi mãnh liệt đầy hóm hỉnh nhà thơ đã thực hiện cuộc vượt ngục bằng giấc mơ, nhưng khi tỉnh dậy vẫn thấy mình còn nằm trơ trong phòng giam:

Trong tù khoan khoái giấc ban trưa, Một giấc miên man suốt mấy giờ; Mơ thấy cỡi rồng lên thượng giới, Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.

Với cách nói hỏm hỉnh nhà thơ đã xoá tan đi không khí, quang cảnh ngột ngạt của nhà tù. Thật có lý Đinh Xuân Dũng nhận xét: “Từ cái mơ, cái mộng pha chút vui đùa tỉnh táo ở ba câu thơ đầu, câu thơ kết ngoặt rẽ hẳn về cái thực 100%. Hai mặt trên của bài thơ phản chiếu nhau rất mạnh làm sáng lên hình tượng cảm nghĩ của bài thơ. Bài thơ chấm hết nhanh gọn quá ngỡ ngàng, bàng hoàng đến với sự tỉnh tảo và sáng suốt. Cái điều Bác muốn nói là ở đó” [117, 307-308].

Cái tôi cá nhân mãnh liệt của người tù Hồ Chí Minh có khi được bộc lộ thẳng thắn rứt khoát trước cuộc Vấn thoại (Lời hỏi) của quan toà của nhà tù. Chúng ta hãy dõi theo cuộc hỏi chuyện này để hiểu thêm về cái tôi của nhà thơ:

Hai cực trong xã hội: Quan toà và phạm nhân, Quan rằng: anh có tội Phạm thưa: Tôi lương dân; Quan toà: Anh nói dối,

Phạm thưa: Thực trăm phần… Quan toà tính vốn thiện,

Làm ra vẻ dữ dằn,

Muốn khép người vào tội; Lại giả vẻ ân cần.

Ở giữa hai cực đó Công lý đứng làm thần.

Nhan đề bài thơ là Vấn thoại (Lời hỏi - hỏi chuyện) nhưng thực ra nội dung của bài thơ, đặc biệt qua lời hỏi của quan toà thì đây là cuộc “ép tội” của một quan toà cho phạm nhân. Từ xưa đến nay, chắc chẳng quan toà nào hỏi phạm nhân ngay câu đầu mà lại khẳng định anh có tội đó thực chất là lời ép tội. Nếu quan toà khẳng định phạm nhân anh có tội thì còn Vấn thoại để làm gì? Song đối mặt với một quan toà có vẻ dữ dằn quát tháo ngay từ đầu mà phạm nhân vẫn bình tỉnh trả lời dõng dạc từng câu hỏi của quan toà thì chắc hẳn là rất hiếm. Cho dù quan toà đã gian trá sử dụng nhiều mánh khoé dữ dằn, ân cần để ép phạm nhân nhận tội nhưng đều thất bại trước thái độ quả quyết của phạm nhân. Nguyễn Đăng Mạnh thật có đầy đủ cơ sở khi nhận xét: “Trong cuộc vấn tội này, sự thật và chân lý thuộc về ai tưởng cũng đã hiểu

rồi. Người tù là dân lành, trước sau chỉ một lời giản dị, chân thực. Không có ai biện hộ làm chứng nhân cho trong trường hợp này, ngoài tấm lòng trong trắng của mình. Còn quan toà thì hiện ra qua biết bao mặt nham hiểm, quỷ quyệt .“Pháp quan vốn bản thiện”. Thay mặt cho công lý để xét xử, quan toà trong bản chất phải là người lương thiện. Nhưng hình ảnh ấy dù ở đây chỉ là một biếm hoạ. Lúc hung hăng giận dữ để nạt nộ, đe dọa, lúc tỏ vẻ ân cần để lừa khép người vào tội, phải chăng đó là hình ảnh khá rõ rệt để chứng minh rằng ai thật sự là người có tội. Kẻ vấn tội lại tự buộc tội mình theo một cách khác. Bài thơ sâu sắc vừa vạch trần hình ảnh của bọn quan lại thống trị, vừa công kích thẳng vào thực chất của cái gọi là công lý trong xã hội cũ” [26, 362].

Quang cảnh buổi tối của nhà ngục huyện Tĩnh Tây hiện lên thật náo nhiệt và sôi động, sau bữa cơm tối, người tù sinh hoạt văn nghệ, ca hát vui vẻ, tạm quên cảnh sống tủi khổ của nhà tù. Quang cảnh nhà tù được biến tướng, hoá thành một quán nhạc nhỏ viện hàn lâm, tiếng hát tiếng đàn nổi khắp nơi:

Cơm xong bóng tối xuống trầm trầm, Vang tiếng đàn ca rộn tiếng ngâm. Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối,

Bỗng thành quán nhạc viện Hàn lâm.

(Buổi tối)

Phải là một người có tâm hồn mãnh liệt, yêu sự sống, lạc quan trước hoàn cảnh mới có được những lời thơ vui vẻ và hồn nhiên đến thế! Theo trình tự của bài thơ, cảnh lặng lẽ của chiều hôm được mở rộng và được thay thế bằng âm hưởng rạo rực, sống động của cuộc sống. Thông thường khi màn đêm buông xuống thì cuộc sống náo động cũng lắng xuống, khép lại một ngày làm việc vất vả. Cảnh tượng ấy dễ nảy sinh trong mỗi con người nỗi buồn vui vô cớ, nhất là trong chốn ngục tù. Vậy mà qua cách nhìn của người tù Hồ Chí Minh, cảnh tượng đó vừa ở bình diện thứ nhất lại bị đẩy lùi xuống và tan biến.

Như thế sự đối lập giữa thời gian đang tàn lụi, cảnh tượng khắc nghiệt giữa hoàn cảnh và sức con người là cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Có khi cảm xúc nhà thơ trào dâng đến tột độ, Người đã quên đi hoàn cảnh tù đầy thả tâm hồn mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên để tâm sự giải bày. Bài thơ Vọng nguyệt ( Ngắm trăng) là bài thơ như thế:

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Với các thi sĩ xưa, rượu và hoa là hai thứ chủ đạo để khơi nguồn cảm hứng của thi nhân. Nhưng trong tù thì làm sao người tù Hồ Chí Minh có được những thứ đó, thế nhưng cho dù thiếu nó, không có nó Người vẫn có nguồn cảm hứng để sáng tác thơ ca. Vậy cảm hứng của Người do đâu mà có? Cảm hứng của Người có được là do cảnh đẹp đêm nay đã làm cho Bác khó hững hờ. Đã khó hững hờ thì ắt hẳn phải rung động, động lòng. Quả thực như vậy! Chính vì cảnh đẹp mà người đã rung động, đã động lòng, đã thả hồn mình vào cảnh đẹp đó để rồi:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Đến đây người và trăng đều lặng lẽ không nói nên lời mà chỉ lẳng lặng ngắm nhìn như những người bạn tri kỷ, tri ân để rồi người ngắm trăng

trăng ngắm người. Trăng và người dường như tuy hai mà một, chỉ nhìn nhau thôi cũng đã thấu hiểu nhau và gửi gắm biết bao tâm sự trong cái nhìn chân tình và say xưa ấy. Trong phút thăng hoa tột cùng của cảm xúc tác giả đã quên mình là người tù mà tự nhận mình là nhà thơ Nguyệt tòng song khách khán thi gia. Đây cũng chính là lần đầu, là lần duy nhất tác giả nhận mình là nhà thơ. Và quả thực, qua lời thơ, hình ảnh thơ ta đâu còn thấy bóng dáng của

người tù nữa mà chỉ thấy một tâm hồn nghệ sĩ hoà mình vào thiên nhiên, một thi nhân thả hồn mình vào vẻ đẹp kỳ ảo của thiên nhiên để mà tâm tình với một tình cảm chân tình mà mãnh liệt.

Có khi cảm xúc trào dâng mãnh liệt mà trong Nhật ký trong tùcủa Bác có những bài thơ giống như không phải là thơ của một người tù đang bị hành hạ khốn khổ trên đường giải tù, hoà mình trong niềm vui gặt hái chung của nông dân. Bài thơ Cảnh đồng nội đã nói lên niềm vui đó của nhà thơ:

Tới đây khi lúa còn con gái, Gặt hái hôm nay quá nữa rồi Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.

Mặc dù đang bị áp giải với muôn vàn khó khăn gian khổ, nhưng khi nhìn thấy cảnh thu hoạch hoà trong tiếng cười nói vui vẻ của người nông dân, nhà thơ như quên đi nỗi khổ đau của mình để thả tâm hồn vào niềm vui của người lao động và hoà lời ca vào niềm vui lớn của người nông dân - niềm vui được mùa. Lê Xuân Đức thật có lý khi nhận xét: “Có thể xem Dạ cảnh (Cảnh ngoài đồng) là một bài thơ hiếm có của tập thơ Ngục trung nhật ký cũng là bài thơ hiếm có của thơ tù nói chung, bởi đây là bài thơ vui hiếm thấy trong một tập thơ tù, một niềm vui tự nhiên hồ hỡi, lòng người vui, cảnh vật vui…Cả bài thơ là một niềm vui khoẻ khoắn, hồ hỡi, hớn hở. Đối với người nông dân, có niềm vui nào bằng niềm vui được mùa, niềm vui gặt hái từ công sức lao động của mình bỏ ra. Bác thấu hiểu đều này lắm …Bác hoà mình vào niềm vui của người nông dân như người trong cuộc vậy. Niềm vui của Bác là niềm vui của một người luôn làm vì con người ” [117, 381].

Trong khi bị giải đi đường, giữa bao nhiêu hình ảnh bề bộn, tâm tư Bác ghi lại hình một cái quán nhỏ Chúc than (Hàng cháo) thật là xúc động:

Ven đường nấp dưới bóng hàng cây, Một túp lều tranh: “tiệm rượu” đây;

Nào món cháo hoa và muối trắng, Đường xa khách tạm nghỉ nơi này.

Cái quán nghèo nằm ngay bên đường rất dễ gây xúc cảm thê lương cám cảnh cho người lữ khách. Nhưng người tù Hồ Chí Minh lại tạo cho bài thơ một cảm hứng hoàn toàn trái ngược - cảm hứng ở ý nghĩa vốn có của cái quán, thậm chí có chút hài hước và sự giản dị quá đáng ấy. Điều này chỉ có được ở cái tôi cá nhân mãnh liệt của nhà thơ khi xem hàng cháo hoa, muối trắng là điểm nghỉ chân của khách qua đường: Đường xa khách tạm nghỉ nơi này.

Có những lúc người tù bị giải đi rất sớm, nhưng khi chứng kiến cảnh màm đêm dần dần bị thay thế bởi cảnh sắc rạng đông thì tâm hồn thơ mãnh liệt của nhà thơ đã cho ra đời một bài thơ độc đáo:

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn sớm sạch không;

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.

(Giải đi sớm II)

Trước sự vận động và thay đổi của tự nhiên, của vũ trụ, đã làm cho thi hứng của người tù đã có từ trước nay lại càng dồi dào hơn, mãnh liệt hơn: “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”. Ý nghĩa của bài thơ dường như dồn toàn bộ cho câu thơ kết, bởi có phải lúc nào người tù cũng có thi hứng đâu, đằng này lại là thi hứng hốt gia nồng!

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, người tù đã thưởng ngoạn thiên nhiên khi đang bị giải đi trên đường xa thẳm, chân tay bị trói, hưu quạnh vây quanh. Nhưng trước cảnh đẹp nên thơ đó, người tù đã thả hồn mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên để cho ra đời một bài thơ tuyệt hay về tình yêu thiên nhiên mà không ai có thể ngăn cấm nổi:

Tự do thưởng ngoạn ai ngăn được, Cô quạnh đường xa vợi ít nhiều.

(Trên đường)

Chính vì yêu thiên nhiên, thả hồn mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên cũng chính là giải pháp hữu hiệu làm giảm bớt sự quạnh hưu của người tù trên con đường dài phía trước Cô quạnh đường xa vợi ít nhiều.

Có khi nhà thơ nói cảnh ngộ đáng buồn của mình thành vui, phòng giam thì nói là phòng công, bị giải đi gian nan trên đường thì lại nói là đi du lịch, đi dạo cảnh, cảnh ngộ bị giam cầm bi đát thì lại cho là những thành đạt hào hùng của khách nam nhi:

Ăn cơm nhà nước, ở nhà công, Lính tráng thay phiên đi hộ tùng; Non nước dạo chơi tuỳ sở thích, Làm trai như thế cũng hào hùng.

(Nói cho vui)

Giải trào là bài thơ thể hiện rõ nhất cái tôi của nhà thơ - thích đùa vui, hài hước. Chính điều Nói cho vui để làm giảm đi nỗi buồn tạo nên tiếng cười sảng khoái cho dù đó chỉ là trong chốc lát.

Trong Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, khi đang bị cực hình (chân treo trên mạn thuyền như bị xử treo cổ để thuyền xuôi dòng xuống Ung Ninh) nhưng khi nhìn thấy cảnh xóm làng đông đúc ven sông thì tù nhân đang bị cực hình đã biến mất nhường chỗ cho một thi nhân đang say sưa ngắm cảnh thiên nhiên. Bác vẫn cảm nhận được cảnh làm ăn đông vui trước cuộc sống yên ấm của con người:

Làng xóm ven sông đông đúc thế, Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh

Thì ra, dù thể xác bị hành hạ đau đớn là vậy, nhưng từ lâu đôi mắt của người tù vẫn say mê ngắm cảnh trù phú ven sông. Vui vì cảnh nhưng sâu xa hơn là vui với cảnh cuộc sống yên ấm của con người, với hạnh phúc của nhân dân nên lời thơ của Bác đã vang lên.

Không chỉ dừng lại ở sự quan tâm chia sẻ với mọi người, lời thơ còn được cất lên từ nỗi buồn khi “ốm nặng” trong cảnh ngục tù hay nỗi lòng nhớ bạn của nhà thơ:

Ngày đi bạn tiễn đến bên sông, Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng; Nay gặt đã xong, cày đã khắp, Quê người, tôi vẫn chốn lao lung.

(Nhớ bạn)

Đây là lời tâm sự của chính tác giả, nỗi nhớ nước, nhớ bạn thoáng hiện một lần trong bốn tháng trước như một tiếng thở dài vì lỗi hẹn. Đó cũng chính là tấm lòng một chiến sĩ nhớ đất nước, nhớ bạn bè.

Lời thơ của Bác có khi lại bắt nguồn từ cảm hứng âm thanh tiếng gãi ghẻ của mình và của bạn tù:

Đầy mình đỏ tím như hoa gấm, Sột soạn luôn tay tựa gảy đàn; Mặc gấm bạn tù đều khách quý, Gảy đàn, trong ngụcthảy tri âm.

(Ghẻ lở)

Bị ghẻ hành hạ là một nỗi khổ, ngứa ghẻ rất khó chịu, nhưng sau sự khó chịu đó đã được người tù Hồ Chí Minh viết thành thơ, đã nên thơ. Đó là

Một phần của tài liệu Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w