Tiếng nói chí hướng

Một phần của tài liệu Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 90 - 95)

Ngục trung nhật ký là tiếng nói chí hướng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Tiếng nói đó được cất lên từ một con người tận trung với dân tộc, với Tổ quốc và suốt cuộc đời sống chiến đấu và hi sinh vì lý tưởng cách mạng với lý tưởng cách mạng với khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu” [113, 49].

Tiếng nói chí hướng cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất của cuốn Nhật ký trong tù. Tiếng nói đó được vang lên từ một đáy lòng của một lãnh tụ muôn vàn kính yêu Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XX. Có khi trực tiếp thể hiện chí hướng của người viết, có khi lại được ẩn nấp kín đáo sau câu chữ của những dòng nhật ký mà chúng ta phải giải mã mới thấy hết được. Tiếng nói chí hướng trong Nhật ký trong tù

thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu dân tộc và khát vọng cháy bỏng cứu nước, cứu dân của tác giả cuốn nhật ký: một tù nhân - một thi nhân - một chiến sĩ cách mạng hoà quyện trong một con người Hồ Chí Minh.

Ở bài thơ Học dịch kỳ II (Học đánh cờ II) đã nói lên tinh thần và ý chí cách mạng lớn lao của Bác. Đó là đường lối chiến lược cách mạng với phương hướng đúng, tầm nhìn rộng, ý chí tiến công không ngừng:

Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,

Kiên quyết không ngừng thế tiến công; Lạc nước, hai xe đành lỡ phí

Qua bài thơ cho ta thấy sự tài tình và khéo léo của Bác, lấy việc Học đánh cờ để nói tinh thần cách mạng tiến công. Người luôn đề cao yếu tố cẩn thận trong mọi công việc Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, nhưng với tinh thần không được do dự mà phải dứt khoát, quả quyết Kiên quyết không ngừng thế tiến công. Và điều quan trọng hơn là phải biết chớp thời cơ để dành chiến thắng Gặp thời một tốt cũng thành công. Quách Mạc Nhược (Trung Quốc) cũng nhận xét: “Chúng ta vô cùng tự hào với anh em Việt Nam đã có một lãnh tụ lỗi lạc như vậy, vai trò của lãnh tụ đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân là điều cần khẳng định. Có một vị lãnh tụ tài giỏi, khéo kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng tuỳ từng lúc, từng nơi, khéo tập trung ý chí của nhân dân làm thành sức mạnh vật chất không gì chống lại được, điều đó có quan hệ rất lớn về sự thành bại và cả sự thành công sớm hay muộn của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chủ tịch tựa hồ đã nói rõ điều đó, tôi xin dẫn đoạn thứ ba của bài thơ Học đánh cờ để chứng minh:

Song phương thế lực bản bình quân Thắng lợi trung tu thuộc nhất nhân; Công thủ vận trù vô lậu toán,

Tài xưng anh dũng đại tướng quân

Đây chẳng phải lấy việc đánh cờ để ví với mối quan hệ giữa sự nghiệp cách mạng và nhân vật lãnh tụ đó sao? Tôi muốn nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Đại tướng anh hùng” của cách mạng Việt Nam và tôi tin rằng các đồng chí Việt Nam cũng tin như vậy” [117, 331].

Ở bài thơ Tẩu lộ tiếng nói ý chí được thể hiện sự quyết tâm không được nản chí ngã lòng, muốn đi đường (đặc biệt là con đường cách mạng) phải có quyết tâm, phải kiên trì vượt khó chịu đựng gian khổ:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Gian nan là vậy, vất vả là vậy nhưng nếu quyết tâm thì gian nan, vất vả sẽ vượt qua, sẽ có được kết quả xứng đáng: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non - đó là tấm địa đồ muôn dặm của Tổ quốc mà Bác Hồ của chúng ta quyết tâm chiến đấu hy sinh để dành lại nó - dành lại độc lập cho Tổ quốc.

Trong bài thơ Văn thung mễ thanh (Nghe tiếng giã gạo), từ việc giã gạo nhà thơ liên tuởng đến việc rèn luyện bản thân cũng giống như giã gạo, phải chịu đau đớn thể xác mới có sự lột xác lớn mạnh về tinh thần:

Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công.

Bài thơ đã tạo ra một sự đau đớn của hạt gạo khi bị đem vào giã: Gạo đem vào giã bao đau đớn. Đau đớn bởi chịu lực giã của chày, bởi sự chà xát của các hạt gạo vào nhau. Nhưng chính sự đau đớn đó đã làm cho hạt gạo thay đổi về chất Gạo giã xong rồi trắng tựa bông. Từ đó tác giả rút ra bài họccho chính bản thân mình và cũng là để khuyên mình:

Sống ở trên đời ngưòi cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công

Đến đây chúng ta thấy được sự thắng lợi của ý chí. Bình tĩnh và chủ động, thiết tha và chân tình, chất trí tuệ của bài thơ không khô lạnh mà như dội lên trong cảm xúc. Đó là lời khuyên chân thành, lời khuyên được đúc kết từ thực tiễn của đời cách mạng, là kết quả của cả một quá trình rèn luyện gian khổ mới có được!

Tiếng nói chí hướng còn được thể hiện rõ trong bài thơ Bốn tháng rồi. Bài thơ là bản sơ kết rất chân thực và độc đáo bốn tháng sống trong cõi tù.

Nhưng với tinh thần bền bỉ, sự kiên trì và nhẫn nại Bác đã vượt qua giai đoạn cực khổ này:

Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân. Vật chất tuy đau khổ, Không nao núng tinh thần.

Nói về bài thơ này Lê Bá Hán nhận xét: “Kiên trì nhẫn nại luôn luôn tiến công là phẩm chất hàng đầu của người chiến sĩ cách mạng bất kì hoàn cảnh đấu tranh nào. Con đường cách mạng có bao giờ thuận chiều bằng phẳng mở sẵn lối đi. Kết luận đó, bài học đó rút ra từ thực tế cuộc đời của Bác, của riêng Bác và của mỗi chúng ta. Nó không phải là công thức mà cũng không bao giờ sáo mòn. Bởi vì ngay những năm tháng ta đang sống đây, ai là người có chút lương tri lại chẳng thấm thía: Vật chất tuy đau khổ, Không nao núng tinh thần” [117, 258].

Bị ốm nặng trong hoàn cảnh tù đày là một điều vô cùng tủi cực và dễ làm cho người ta suy sụp về mặt tinh thần và ý chí. Nhưng với người tù Hồ Chí Minh đã cố nén nhịn để vượt qua với một tinh thần thép, cười tràn trong cảnh ngộ đáng khóc:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh, Nội thương đất Việt cảnh lầm than; Ở tù mắc bệnh càng cay đắng, Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!

Hai câu thơ đầu tác giả nói rõ nguyên nhân mình bị ốm nặng. Nguyên nhân thứ nhất là do sự thay đổi thời tiết nóng lạnh chốn quê người Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh - nguyên nhân làm ốm về thể xác. Nguyên nhân thứ hai là nỗi nhớ thương đất nước, quê hương Nội thương đất Việt cảnh lầm than

thấy Ở tù mắc tội càng cay đắng - một tình cảm, cảm xúc rất thực, đáng lẽ phải khóc mới phù hợp với cảnh ngộ này. Thế nhưng với tinh thần lạc quan cách mạng Bác đã không khóc trong hoàn cảnh đáng khóc mà lại cứ hát tràn. Đó là tiếng hát trầm thống, bất diệt của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng - của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh.

Có những lúc người tù trực tiếp thể hiện sự phẫn nộ, bất bình. Bởi Ngưòi không hiểu mình bị tù đày vì lý do gì? Lời bất bình đó thể hiện thái độ phẫn nộ của một của người tận trung với Tổ quốc, với dân tộc mà chính người tù Hồ Chí Minh đã nêu ra dưới dạng câu hỏi:

Phạm tội gì đây ta thử hỏi? Tội trung với nước với dân à?

(Tới cục chính trị chiến khu IV)

Điều làm bạn đọc ngạc nhiên bởi lòng yêu nước của những người theo đuổi mục đích cứu nước đối với bọn cướp nước và bè lũ của chúng lại trở nên có tội. Song đây đâu chỉ là một câu hỏi mà nó là một lời khẳng định đanh thép về tấm lòng tận trung với Tổ quốc, với dân tộc của người tù Hồ Chí Minh trong giây phút phẫn nộ mà Người đã nói ra. Sự quyết tâm theo đuổi mục đích cứu nước của mình chẳng phải tiếng nói chí hướng đó sao!

Trong bài thơ Bất miên dạ (Đêm không ngủ) thể hiện sự sốt ruột của Bác vì thời gian bị giam giữ trong tù đã lâu, hơn bao giờ hết, khát vọng tự do lúc này càng mãnh liệt và cháy bỏng. Bởi chỉ được tự do nhà thơ mới thực hiện được hoài bão cứu nước cứu dân của mình. Do vậy người tù Hồ Chí Minh đã trãi qua nhiều đêm dài không ngủ:

Thăm thẳm đêm dài không ngủ được, Trong tù viết đã trăm bài thơ,

Mỗi bài viết đoạn ta dừng bút, Cửa ngục nhìn ra trời tự do.

Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Trong tù Bác làm thơ, đối với Bác, đúng là cốt đỡ sốt ruột. Nhưng làm mãi làm mãi, đến một lúc nào đó, đếm lại những bài thơ mình làm ra Bác lại càng sốt ruột hơn” [117, 569].

Ở bài thơ Đọc huấn thị của ông Tưởng nhà thơ khéo léo không tỏ thái độ với bài huấn thị mà chỉ liên hệ đến bản thân. Nhà thơ đã một đời chiến đấu, đã từng đối mặt với biết bao gian nan vất vả, gian nguy thử thách nhưng với quyết tâm khó khăn không lùi, dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy vẫn tin rằng quyết tâm chiến đấu thế nào cũng có được ngày thắng lợi:

Gian khó không lùi, vẫn tiến lên, Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên; Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị, Nhất định thành công sẽ có phen

Lời tự động viên mình trong cảnh ngộ đó về sau đã trở thành hiện thực với người tù Hồ Chí Minh. Người đã kiên trì và nhẫn nại chịu đựng để rèn luyện ý chí, rèn luyện sức mạnh tinh thần Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị để chờ đợi để chờ đợi thời cơ, khi được trả tự do - ra khỏi tù Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành chính quyền và thành lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Quả thực là Nhất định thành công ắt có phen và đã thành công rực rỡ. Câu thơ vừa là lời động viên, vừa là lời khẳng định, vừa là lời tiên đoán của vị lãnh tụ thiên tài về sự nghiệp cứu nước, cứu dân của mình.

Nhật ký trong tù là tập nhật ký bằng thơ của người tù - người chiến sĩ cách mạng - thi sĩ Hồ Chí Minh. Qua tập thơ chúng ta thấy được tiếng nói chí hướng vang lên, đó là những điều ta không hiểu vô tình hay hữu ý mà tác giả cuốn nhật ký đã ký thác và gửi gắm.

Một phần của tài liệu Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w