5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.4. KIẾN NGHỊ KHÁC
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề như sau:
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
1. Xây dựng và ban hành các Nghị định của Chính phủ, các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa Luật dạy nghề.
2. Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về Quỹ hỗ trợ dạy nghề (do Chính phủ ra quyết định), Quỹ quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động, người lao động khi đóng góp vào quỹ.
3. Xây dựng và ban hành quy định về liên thông giữa học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên Đại học.
4. Xây dựng thang bảng lương tương xứng với trình độ đào tạo nghề nhằm khuyến khích người học nghề.
5. Sửa đổi các thông tư quy định về học bổng, học phí, trợ cấp ưu đãi nhằm khắc phục những bất cập đã nêu trong tiểu luận.
6. Xây dựng ngạch giảng viên dạy nghề riêng, nhằm khuyến khích giáo viên tham gia dạy nghề.
7. Sửa đổi quy định về học phí học nghề và định mức cấp chi phí đào tạo học sinh học nghề nhằm đáp ứng chi phí đào tạo nghề hiện tại.
- Đối với các Trường cao đẳng nghề:
1. Chủ động huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên.
2. Chủ động liên doanh, liên kết với tổ chức và cá nhân nước ngoài mở các cơ sở đào tạo nghề tại Việt Nam. Bằng cách này các cơ sở đào tạo nghề có điều kiện tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, phương thức đào tạo tiên tiến.
3. Quan tâm thích đáng đến công tác marketing trong đào tạo nhằm tạo thương hiệu của riêng mình.
KẾT LUẬN
Đào tạo nghề là nhiệm vụ có tầm chiến lược trong công cộng CNH - HĐH đất nước nói chung, trên địa bàn tình VP nói riêng.
Luận văn đã hệ thống hóa có phân tích cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của hoạt động đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề bậc CĐ nói riêng Đồng thời đã làm rõ hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
Luận văn đã nhận dạng thực trạng hoạt động nghề bậc CĐ của tỉnh Vĩnh Phúc trong và nêu rõ mặt được, mặt tồn tại và nguyên nhân của chúng.
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời kỳ tới. Đó cũng là những đóng góp chủ yếu của luận văn, có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi còn có hạn chế, mong được các thầy, các bạn góp ý, để luận văn này được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tư tưởng văn hóa trung ương (2002), Kết luận Hội nghị lần thứ
sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về giáo dục đào tạo và khoa học
công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ lao động TB&XH (1999), Đề án quy hoạch các trường dạy nghề
trên phạm vi toàn quốc, Hà nội.
3. Bộ lao động TB&XH (2009), Hệ thống các quy định mới về công tác
đào tạo dạy nghề và tiêu chuẩn chất lượng trường dạy nghề năm 2009, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
4. Bộ xây dựng (28/7/2003), Quyết định số 21/2003/QĐ- BXD về việc
ban hành Tiêu chuẩn xây dựng “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”, Hà
Nội.
5. Cục thống kê tỉnh Vĩnh phúc (từ 2005- 2011), Niên giám thống kê Tỉnh
Vĩnh phúc, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần tứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần tứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần tứ IX, Nxb Sự thật, Hà nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần tứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần tứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Phạm Đức Thành (2001), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục
vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Lao động xã hội, Hà nội.
12. NQĐH XI của Đảng
13. NQ XV của Tỉnh bộ Vĩnh Phúc