Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 68)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.5.2.Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Hệ thống quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Trung ương đến địa phương còn thiếu.

- Mức độ hợp lý của chính sách Nhà nước về đào tạo nghề còn hạn chế.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách còn chưa đạt hiệu quả cao; chưa có nhiều sự tiếp nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh chính sách.

- Chế độ khuyến khích học sinh học nghề, đặc biệt là chế độ miễn giảm học phí còn chậm đổi mới, chưa có hiệu quả cao.

- Chế độ chính sách đối với giáo viên dạy nghề còn thiếu, chậm đổi mới; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là trình độ kỹ năng thực hành nghề, ngoại ngữ, tin học và phương pháp giảng dạy.

- Nhiều trường cao đẳng nghề có diện tích đất đai nhỏ so với quy mô đào tạo, thiếu xưởng thực hành, ký túc xá, khu vui chơi; trang thiết bị thiếu về chủng loại, lạc hậu về công nghệ.

- Xã hội hóa dạy nghề triển khai còn chậm, chưa thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội, của quốc tế cho phát triển đào tạo nghề còn hạn chế.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, Mặc dù nhận thức của các cấp ngành về công tác dạy nghề đã có

nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, còn có không ít các tỉnh, thành phố, các ngành vẫn chưa nhận thức đúng vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Do đó chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho dạy

nghề; các địa phương chưa ưu tiên cho việc mở rộng quỹ đất cho các Trường cao đẳng nghề.

Thứ hai, Các cơ chế chính sách về dạy nghề chưa thay đổi kịp với việc chuyển

nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường; chính sách tiền lương cho giáo viên chưa thỏa đáng; cơ chế chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia dạy nghề, nhất là chính sách tín dụng, chính sách giao thuê đất, ưu đãi thuế.

Thứ ba, Đầu tư từ ngân sách cho đào tạo nghề tăng chậm, chưa tương xứng với

tốc độ tăng quy mô và chất lượng đào tạo. Định mức chi thường xuyên cho dạy nghề và mức thu học phí vẫn áp dụng từ năm 1998, do đó thu không đủ bù đắp chi phí đào tạo.

Thứ tư, chưa chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo

nghề. Bộ máy quản lý đào tạo nghề còn bất cập với chức năng nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, quan hệ giữa các trường và doanh nghiệp chưa thật chặt chẽ. Nhiều

doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích và trách nhiệm của mình trong công tác đào tạo nghề.

Thứ sáu, các trường còn chưa chủ động trong việc tiếp cận các nguồn vốn viện

trợ thông qua hợp tác quốc tế.

Thứ bảy, Công tác thông tin và tuyên truyền về dạy nghề còn yếu kém, chưa

làm cho xã hội, nhất là học sinh học xong THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề là một trong những con đường lập thân, lập nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 68)