Năm học 2008 2009

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68 - 72)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.6.1. Năm học 2008 2009

a. Mạng lước các cơ sở dạy nghề

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh được củng cố, tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển; nhờ chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề nên nhiều cơ sở dạy nghề tư thục có năng lực được thành lập. Tính đến tháng 09/2009, trên địa bàn tỉnh có 55 cơ sở dạy nghề, trong đó có:

- 04 trường cao đẳng nghề - 03 trường trung cấp nghề

- 04 trung tâm dạy nghề cấp huyện

- 12 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề

- 07 trung tâm GDTX và 9 trung tâm dạy nghề thuộc các tổ chức, đoàn thể và 16 trung tâm dạy nghề tư thục.

b. Công tác tuyển sinh

Năm 2009, các cơ sở dạy nghề năng động hơn trong công tác tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; mở rộng quy mô đào tạo và phát triển những nghề mới nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người học nghề. Đồng thời các cơ sở dạy nghề còn tổ chức hình thức học nghề vừa làm vừa học tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề truyền thống; dạy nghề lưu động tại các địa phương cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Năm học 2008 - 2009, có 40.647 lao động tỉnh Vĩnh Phúc được đào tạo ở các câp trình độ khác nhau. Trong đó:

- Đào tạo ĐH, CĐ, THCN 7.340 người

- Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tuyển mới 33.307 người, trong đó: + Hệ cao đẳng nghề 1.520 người

+ Hệ trung cấp nghề 5.587 người + Hệ sơ cấp nghề 26.200 người

Ngoài ra còn có hàng chục nghìn người được đào tạo tại các doanh nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, bồi dưỡng cập nhật kiên thức với gian đào tạo dưới 3 tháng.

Đến hết năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đat 47.8%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 36.3%.

c. Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cũng như giúp các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt quy chế chuyên môn, Sở LĐ - TB&XH đã hướng dẫn, tổ chức tập huấn công tascc quản lý đào tạo nghề cho các cơ sở dạy nghề; hướng dẫn các cơ sở dạy nghề tiến hành tự kiểm tra theo đúng quy định của Bộ LĐ - TB&XH;

Năm học vừa qua, phần lớn các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt các quy định của Luật dạy nghề; quy chế chuyên môn; việc ghi chép, quản lý hồ sơ sổ sách theo quy

định của Bộ LĐ - TB&XH tại quyết định số 62/2008/QĐ- BLĐTBXH ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.

d. Công tác dạy nghề với nhiệm vụ chính trị của Tỉnh

* Xây dựng đề án giải quyết việc làm, học nghề cho nhân dân khu vực huyện Bình Xuyên

Trước những yêu cầu bức xúc về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động ở một số địa phương có đất dành cho phát triển công nghiệp và các công trình công cộng, UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ - TB&XH chủ trì phối hợp với các sở ban ngành xây dựng “Một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 - 2010” nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo trên địa bàn tỉnh có nhu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở LĐ - TB&XH đang triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình lao động có nhu cầu giải quyết việc làm - học nghề ở các xã Tam Hợp, Bá Hiến, Thiện Kế thuộc huyện Bình Xuyên để xây dựng đề án giải quyết việc làm, học nghề cho nhân dân khu vực huyện Bình Xuyên đã giao đất xây dựng khu công nghiệp Bá Thiện và khu công nghiệp Bình Xuyên II.

* Hỗ trợ học phí học nghề cho người lao động theo nghị quyết 16, nghị quyết 34 của HĐND tỉnh

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ- HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010 và Nghị quyết 34/2008/NQ- HĐND quy đinh một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 - 2010. Tính đến tháng 09/2009, Sở LĐ đã thẩm định và cấp hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo với tổng số: 19.405 người với số tiền 23.740.170.500 đồng.

e. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề

* Về đội ngũ giáo viên

Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Đào tạo, bồi dưỡng và tuyển mới giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở thành công việc thường xuyên, luôn được lãnh đạo các cơ sở dạy nghề quan tâm; nhiều cơ sở dạy nghề có cơ chế hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cũng như bồi dưỡng nâng cao tay nghề và bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

Năm học 2008 - 2009 toàn tình có 1.708 giáo viên dạy nghề, trong đó: trình độ trên ĐH 241 người (tăng 24 người so với 2008), chiếm tỷ lệ 14.1%, trình độ ĐH, CĐ 1050 người chiếm tỷ lệ 61.4%, trình độ trung cấp, thợ lành nghề, nghệ nhân 418 người, chiếm tỷ lệ 24,5%.

Số giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ LĐ - TB&XH là 1.459 người chiếm tỷ lệ 87,1%.

* Xây dựng phát triển chương trình dạy nghề

Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức xây dựng và ban hành chương trình giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật. Nhiều cơ sở dạy nghề đã tổ chức biên soạn chương trình dạy nghề của những nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức của người lao động.

* Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

Được sự quan tâm của Bộ LĐ - TB&XH và các bộ, ngành TW UBND Tỉnh, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị dạy nghề tiếp tục được tăng cường thông qua các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn đầu tư khác. Nhiều cơ sở dạy nghề đã tiến hành xây mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà ăn, thư viên, sân tập thể thao, mua sắm thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học, mở rộng nhà trường… để đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ dạy nghề.

Năm 2009, kinh phí đầu tư mua sắm may móc thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề của tỉnh là 12.970 triệu đồng.

* Duy trì đẩy mạnh phong trào thi đua, dạy tốt, học tốt

Các cơ sở dạy nghề đã duy trì tốt kỷ cương nề nếp dạy và học, thường xuyên tổ chức dự giờ, bình giảng, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn cải tiến phương pháp soạn giảng, quản lý hồ sơ sổ sách giáo vụ. Nhiều cơ sở đã khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học tự làm vào dạy học và tham gia hội giảng giáo viên dạy nghề của tỉnh và toàn quốc, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại giúp học viên

nắm bắt được quy trình, công nghệ mới, hiện đại của cac doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tốt hội giảng giáo viên dạy nghề cấp cơ sở.

Tháng 03/2009, Sở LĐ - TB&XH đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức thành công hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh Vĩnh Phúc. Hội thi có 15 cơ sở dạy nghề tham gia với 44 học sinh tham dự ở 6 nhóm nghề. Qua hội giảng có 18 giáo viên đạt giải nhất, 14 giáo viên đạt giải nhì, 06 giáo viên đạt giải ba, 06 giáo viên đạt giải KK. Hội thi đã chọn được 07 giáo viên đạt giải cao đại diện tỉnh tham dự Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc 2009 tổ chức tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả có 05 giáo viên đạt giải, trong đó có 02 giải nhất thuộc trường CĐ nghề cơ khí nông nghiệp, 01 giải nhì thuộc trường CĐ giao thông vận tải; giải ba thuộc trường CĐ kinh tế kỹ thuật và trường CĐ nghề Việt Đức Vĩnh Phúc, Tỉnh Vĩnh Phúc xếp vào tốp 10 tỉnh đạt giải cao tại hội giảng.

Chất lượng đào tạo nghề ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh lên lớp bình quân đạt 97,6%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các khóa dài hạn chính quy đạt 96%, trong đó khá giỏi chiếm trên 35%, tỷ lệ tốt nghiệp các khóa đào tạo ngắn hạn trên 98%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w