5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo
a. Phối hợp và phát huy tốt năng lực các cơ sở đào tạo nghề TW đóng trên địa bàn để đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. Tạo điều kiện cho các cơ sơ này mở rộng đất đạt chuẩn. Cơ sở dạy nghề TW trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí giới thiệu việc làm cho học sinh người Vĩnh Phúc như chính sách đối với các CSDN của tỉnh; học sinh người Vĩnh Phúc học nghề tại các cơ sở dạy nghề này được hưởng chế độ học tập như tại các trường của tỉnh.
b. Khuyến kích mạnh việc dạy nghề, truyền nghề và GQVL tại các làng nghề, cộng đồng dân cư. Người truyền nghề được hưởng cac chế độ hỗ trợ đào tạo và GQVL cho người lao động như các cơ sở dạy nghề.
c. Khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề tư thục, thu hút xây dựng tại Vĩnh Phúc trường dạy nghề cấp khu vực.
d. Giao cho doanh nghiệp có tuyển dụng lao động có khả năng dạy nghề thi tự tổ chức dạy nghề, bố trí việc làm. Được hỗ trợ của tỉnh sau khi có chứng chỉ nghề cho người lao động và bố trí việc làm ổn định 1 năm (dù 12 tháng). Vận động các doanh nghiệp đóng góp xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các gia đình bị thu hồi đất phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
e. Tiếp tục thực hiện theo chiều sâu cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và “xây dựng nhà Đại đoàn kết”. Vận động mỗi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng hình thức phù giúp đỡ một hoặc một số hộ gia đình nghèo, cận nghèo (khoảng từ 1 - 2 năm) được thoát nghèo.
f. Tuyên dương, khen thưởng, tôn vinh kịp thời các tập thể cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo.