Hoàn thiện về quá trình tổ chức thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 109 - 111)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.3.2. Hoàn thiện về quá trình tổ chức thực thi chính sách

Thứ nhất, về điều kiện thực hiện chính sách: Có thể thấy qua điều tra của phần

trên thì khâu yếu nhất trong các điều kiện để thực thi chính sách là Nền hành chính

công để thực thi chính sách. Do đó để thực thi chính sách thành công thì một trong

những nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo nghề theo tác giả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo cho hệ thống hoạt động được thống nhất, tinh giản, thuận tiện cho việc điều hành,

- Nâng cao trách nhiệm cho các cấp quản lý, thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, dứt khoát, nhất quán giữa trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý.

- Hạn chế sự xáo trộn gây ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề đang trên đà phát triển.

- Việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề không trái với Luật giáo dục và luật dạy nghề.

Để đảm bảo nguyên tắc trên, việc củng cố bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề nên thực hiện như sau: Thành lập một số ban chuyên ngành thuộc Tổng cục dạy nghề để chỉ đạo hệ thống quản lý đào tạo nghề các cấp.

Thứ hai, về quá trình thực thi chính sách: Qua kết quả điều tra ta thấy rằng

nhóm tiêu chí được đánh giá yếu mà chúng ta phải quan tâm đó là nhóm các nội dung:

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch; + Tổ chức tập huấn;

+ Sự vận hành của hệ thống thông tin tuyên truyền;

+ Sự phối hợp giữa các ban, ngành địa phương để thực thi chính sách + Việc thu thập thông tin phản hồi của việc thực thi chính sách; + Sự điều chỉnh chính sách.

Đây có thể nói là những nội dung chưa được chú ý một cách đầy đủ đối với hầu hết các chính sách quản lý Nhà nước về đào tạo nghề nói chung và chính sách đào tạo nghề nói riêng hiện nay. Để khắc phục các điểm yếu trên, theo tác giả cần tập trung một số điểm sau:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề: Cán

bộ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề không chỉ là những cán bộ làm công tác pháp chế ở Tổng cục dạy nghề mà bao gồm toàn bộ các cán bộ liên quan đến công tác đào tạo nghề. Để đáp ứng yêu cầu này cần thực hiện một số giải pháp như:

+ Tăng cường định biên của Vụ pháp chế - Tổng cục dạy nghề nhằm giám sát việc xây dựng và triển khai các chính sách dạy nghề;

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, đặc biệt đào tạo chuyên sâu về phương pháp xây dựng và thực thi chính sách quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về dạy nghề: Thường xuyên tổ

chức các hoạt động chuyên môn nhằm tạo sự chú ý của xã hội đối với công tác dạy nghề như: Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề giỏi; Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm; Hội thao, Hội diễn văn nghệ các trường cao đẳng nghề…

- Thường xuyên có các hoạt động khảo sát, điều tra để đánh giá hiệu quả của chính sách, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh chính sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w