5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.4.1. Chính sách đối với người học nghề
Có thể nói trong những năm vừa qua, đào tạo nghề hết sức được chú trọng và đặc biệt Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích đối tượng học nghề. Ngoài các chính sách đã được quy định trong luật giáo dục, Luật dạy nghề còn bổ xung thêm một số chính sách hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật,
trẻ mồ côi, nông dân mà ruộng đất của họ bị chuyển đổi mục đích sử dụng… nhằm giúp cho các đối tượng này có cơ hội được học nghề, tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm xóa đói giảm nghèo…
Các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách đối với đối với người học nghề đã ban hành gồm:
- Luật giáo dục; - Luật dạy nghề;
- Quyết định số 239/1999/QĐ- TTg ngày 28/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 121/1997/QĐ- TTg về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên;
- Quyết định số 194/2001/QĐ- TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số;
- Quyết định số 158/2002/QĐ- TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, kỹ năng nghề quốc tế;
- Quyết định số 81/2005/QĐ- TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
- Quyết định số 219/1998/QĐ- NHNN1 ngày 01/7/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành thể lệ tín dụng đối với học sinh, sinh viên các Trường Đại học, CĐ, THCN và dạy nghề;
- Quyết định số 1234/2001/QĐ- NHNN1 ngày 26/9/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay áp dụng đối với học sinh, sinh viên các Trường Đại học, CĐ, THCN và dạy nghề;
- Quyết định số 70/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ lao động TB&XH về việc Quy định học bổng khuyến khích học nghề;
- Nghị quyết 16/2007/NQ- HĐND 09/7/2007 của HĐND Tỉnh Vĩnh phúc về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007- 2010,
- Nghị quyết số 03/NQ- TU ngày 27/12/2006 của tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020,
Có thể nói trong những năm vừa qua các chính sách đối với người học nghề đã đem lại bức tranh sáng sủa cho công tác đào tạo nghề và góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Ngoài những chính sách chung của toàn hệ thống giáo dục quốc dân như: Chính sách cho vay ưu đãi; chính sách khuyến khích học bổng… thì Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã cụ thể hóa bằng nhiều các Nghị quyết:
Với các chính sách trên, tính từ năm 2010 đến nay, toàn Tỉnh hỗ trợ được cho 29.680 lượt học sinh, sinh viên học nghề với tổng số tiền lên đến 26.052 triệu đồng.
Việc thực hiện miễn giảm học phí được thực hiện theo Thông tư 29/2010/TTLT- BGD&ĐT- BTC- BLĐTBXH ngày 15/11/2010. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện đã có nhiều bất cập:
+ Bất hợp lý cho người học nghề trong công lập và ngoài công lập (học nghề tại các trường ngoài công lập không được hưởng trợ cấp xã hội).
+ Bất hợp lý giữa việc thực hiện chính sách xã hội giữa các cơ sở đào tạo nghề. Cơ sở nhiều đối tượng chính sách, đặc biệt là các cơ sở đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ có đối tượng chính sách sẽ phải giảm nhiều học phí và chi trợ cấp xã hội nhiều hơn cơ sở đào tạo có ít đối tượng chính sách
+ Mức trợ cấp, học bổng chính sách thấp.
3.4.2. Chính sách đầu tư cơ sở vật chất
Các văn bản liên quan - Luật giáo dục; - Luật dạy nghề;
- Quyết định số 07/2006/QĐ- BLĐTBXH này 06/12/2006 của Bộ trưởng Bộ lao động TB&XH về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến 2010 và định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 02/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ lao động TB&XH ban hành Điều lệ Trường cao đẳng nghề;
- Các dự án, đề án phát triển của Tỉnh Vĩnh Phúc và Bộ, ngành.
Lĩnh vực đào tạo nghề là một cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, tuy nhiên đào tạo nghề có đặc thù khá khác biệt đối với các hệ đào tạo khác đó là thời gian thực hành lớn. Đối với hệ cao đẳng nghề tỷ lệ thực hành / lý thuyết là 65%/35%; đối với hệ trung cấp nghề tỷ lệ là 75%/25%; đối với sơ cấp nghề là 85%/15% và đặc biệt hiện tại chương trình đào tạo đang được chuyển đổi giảng dạy theo hình thức giảng
dạy tích hợp (gắn liền lý thuyết với thực hành). Chính vì vậy, cơ sở vật chất nói chung và trang thiết bị dạy nghề nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề nói chung và các Trường cao đẳng nghề đóng trên địa bàn là khá khó khăn.
Biểu 3.1: Cơ sở vật chất của các Trường CĐ nghề trên địa bàn Tỉnh Vĩnh phúc
STT Phòng học, Nhà xưởng Số lượng
(Phòng, xưởng)
Diện tích
(m2) Ghi chú
I Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh phúc 33.380 Tổng diện tích Trường 1 Phòng học lý thuyết 30 1.950 2 Xưởng thực hành 18 5.000 3 Thư viện 04 1.200 4 Ký túc xá 2.800
5 Nhà Hội trường 01 722 500 chỗ ngồi
6 Nhà thi đấu thể thao 01 700
7 Nhà ăn sinh viên 01 2.000
II Trường cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp 1 Phòng học lý thuyết 22 1080 2 Xưởng thực hành 19 6000 3 Ký túc xá 70 2.400 4 Thư viện 1 500 5 Hội trường 200
6 Nhà ăn sinh viên 500
III Trường cao đẳng nghề Cơ giới cơ khí xây dựng số 1 92.970 Tổng diện tích Trường 1 Phòng học lý thuyết 23 1.685 2 Xưởng thực hành 31 3.344 3 Ký túc xá 3.161 4 Thư viện 02 68 5 Hội trường 500
(Nguồn: Điều tra của Sở lao động TB&XH Vĩnh phúc)
Diện tích mặt bằng: Nhìn chung diện tích các Trường đều thiếu so với quy định, nếu như Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc với lưu lượng hiện tại là 4.200 học sinh, sinh viên thì diện tích cần theo tiêu chuẩn trường dạy nghề (TCXDVN- 60- 2003) thì phải cần là: 30 m2/ 1học sinh x 4.200 = 126.000m2, trong khi đó Nhà trường mới chỉ có 33.380m2 (thiếu 92.620 m2). Tương tự Trường cao đẳng Cơ khí nông
nghiệp 1 với lưu lượng là 3.094 học sinh, sinh viên thì cần có 92.820 m2, trong khi nhà trường mới chỉ có 80.000m2.
Phòng học lý thuyết: Hiện tại các Trường cũng tương đối thiếu so với quy định, Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc nếu theo tiêu chuẩn thì sẽ cần: 4.200 học sinh/ 35 học sinh x 35% (thời lượng học lý thuyết trung bình) = 42 phòng, trong khi Nhà trường chỉ có 30 phòng; Trường cao đẳng Cơ khí nông nghiệp 1 với lưu lượng là 3.094/35 x 35 % = 31 phòng, trong khi đó Nhà trường chỉ có 22 phòng.
Các hạng mục phụ trợ: Trong số các trường cao đẳng nghề trên địa bàn, thì Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc là có các hạng mục phụ trợ như: Hội trường, nhà ăn; nhà thể thao… khá khang trang do được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm đầu tư. Còn các trường còn lại cơ sở vật chất hầu hết đã được đầu tư từ khá lâu nên đã xuống cấp mà chưa được đầu tư mới.
Các xưởng thực hành và trang thiết bị thực hành: Trang thiết bị thực hành là một trong những vấn đề mà các trường đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại chưa có văn bản quy định về số lượng, chất lượng trang thiết bị thực hành cần thiết đối với từng chuyên ngành. Các trường phải dựa vào chương trình đào tạo để mua sắm và trang bị các trang thiết bị thực hành cho trường mình, nhưng chương trình khung của từng nghề lại đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn chỉnh nên các Trường gặp khá nhiều khó khăn. Mặt khác, như đã nói ở trên tỷ lệ thực hành của các nghề là khoảng từ 65 - 85% thời lượng đào tạo, do đó hầu hết các Trường đang lâm vào tình trạng thiếu trang thiết bị cho đào tạo. Học sinh, sinh viên phải đi thực hành theo 3 ca: Sáng; chiều và tối.
Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho dạy nghề ở các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh chủ yếu được hình thành từ các nguồn chính sau:
- Nguồn chương trình mục tiêu;
- Nguồn ngân sách địa phương và bộ ngành hàng năm; - Nguồn vốn vay ODA và các khoản tài trợ nước ngoài; - Nguồn thu khác;
Có thể nói rằng nguồn vốn đầu tư của các trường hàng năm đều tăng hơn năm trước, điều này hoàn toàn đúng với xu hướng phát triển của các Trường. Nguồn vốn
của các trường tỷ lệ thuận với số lượng học sinh, sinh viên được tuyển. Hơn nữa, năm 2009 là năm Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc tiếp nhận khoản vốn vay ODA của CHLB Đức để đầu tư trang thiết bị.
- Nguồn chương trình mục tiêu: Dự án “tăng cường năng lực đào tạo nghề”
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 26/2003/QĐ- TTg ngày 17/02/2003 đã được thực hiện một cách khá tích cực. Đây lại là nguồn vốn rất quan trọng đối với các trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, vì nguồn vốn này được dùng để đầu tư phát triển đào tạo nghề, chủ yếu được sử dụng để mua tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo nghề; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên trong những năm qua ở Tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn vốn này là khá nhỏ bé chiếm khoảng 9% trong tổng nguồn vốn, mặt khác lại được đầu tư khá dàn trải cho nhiều cơ sở đào tạo, do đó hiệu quả chưa cao.
- Nguồn ngân sách địa phương hoặc Bộ ngành: Có thể nói qua số liệu thống kê cho thấy hiện tại đây vẫn là nguồn đầu tư chính cho các cơ sở đào tạo nghề (chiếm từ 47- 54% tổng nguồn vốn của các trường) và năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tỷ trọng thì không tăng nhiều. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn:
+ Nguồn thứ nhất, ngân sách chi thường xuyên cho các Trường được tính theo tỷ suất chi đào tạo trên đầu học sinh, sinh viên: Đối với học sinh trung cấp nghề là 4,3 triệu/1 học sinh/1 năm; đối với sinh viên cao đẳng ở Tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại vẫn tạm tính theo hệ cao đẳng chuyên nghiệp là 5 triệu đồng/1 sinh viên/năm. Mức chi này thực hiện từ năm 1998 đến nên rất thấp.
+ Nguồn thứ hai, đó là nguồn chi xây dựng cơ bản: Nguồn này được cấp theo các dự án được duyệt của Nhà trường và thông thường phụ thuộc vào nguồn ngân sách hàng năm, do đó thường là không ổn định. Có năm được nhiều, có năm được ít.
- Vốn vay ODA và các khoản viện trợ nước ngoài khác: Nhờ có cơ chế mở rộng hợp tác với nước ngoài, những năm gần đây các Trường cao đẳng nghề đã thu hút được nguồn vốn đáng kể để đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, theo thống kê nguồn này chiếm khoảng từ 5- 6%. Tuy nhiên, nguồn này cũng phụ thuộc vào sự năng động của các Trường nên không ổn định có năm chỉ chiếm 1% (năm 2008) nhưng năm
2009 lại đạt 33% trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn hẹp, thì đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng để nâng cấp trang thiết bị.
- Nguồn thu khác (từ thu học phí và thu sản xuất khác): Vốn tự có của Nhà trường bao gồm có học phí, hỗ trợ của doanh nghiệp, vốn do cơ sở sản xuất đào tạo nghề tạo ra. Nguồn vốn này thể hiện năng lực và khả năng tự chủ của các trường. Qua điều tra cho thấy tỷ trọng nguồn vốn này luôn được giữ mức tỷ trọng trên 30%. Với chủ trương xã hội hóa hiện nay thì việc tăng tỷ trọng nguồn vốn này là rất quan trọng, với nguồn vốn này Nhà trường có thể tự chủ trong việc sử dụng vốn.