5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề để hội nhập thị trường lao động thế giới
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, mỗi quốc gia muốn phát triển và hội nhập cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của nền kinh tế, phải xác định các lợi thế cạnh tranh là gì, từ đó đề ra chiến lược phát triển phù hợp.Xuất phát từ thực tiễn của đất nước ta trong thời kì “dân số vàng”, song do tỉ lệ người lao động qua đào tạo còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao và số lượng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp và xuất khẩu lao động kĩ thuật cao không nhiều. Để “dân số vàng ” thành “Nguồn nhân lực vàng” phục vụ phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ- TTg, phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 với mục tiêu vào năm 2020 số người qua đào tạo nghề đạt tỉ lệ 55%, trong đó số lượng đào tạo mới về cao đẳng nghề, trung cấp nghề hàng năm phải có 10% đạt trình độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Vì thế, việc đổi mới hệ thống dạy nghề Việt Nam trong những năm tới là hết sức cần thiết tạo nên những đột phá về chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu của các doanh nghiệp, góp phần vào việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Từ thực tiễn hoạt động của một số địa phương để nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo chuẩn và quốc tế, hệ thống đào tạo nghề cần đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Đổi mới chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng làm “Tiền đề” và là cơ sở hình thành chuẩn về kiến thức và kĩ năng đầu ra của sinh viên. Do đó, khi xây dựng chương trình dựa vào các yếu tố sau: Một là, các khung bằng cấp quốc tế như:UNESCO- ISCED 2011, EQF của châu Âu, IHK của Đức, City&Guilds của Anh quốc, Hai là, dựa vào yêu cầu kiến thức và kĩ năng của doanh nghiệp trong nước và FDI; Ba là dựa vào khung kĩ năng nghề quốc gia(VNOSS); Bốn là, dựa vào trình độ đầu vào của sinh viên. Chương trình sau khi xây dựng xong, phải được các tổ chức kiểm định quốc tế như IHK, City&Guild…kiểm định.
Thứ hai: Đội ngũ giáo viên là vai trò cốt lõi để chuyên hóa các kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình đào tạo thành kiến thức và kĩ năng cho sinh viên. Cho nên, giáo viên cần phải có các tiêu chí sau: Có kiến thức và kĩ năng chuyên môn nghề, nắm vững các tiêu chuẩn kĩ thuật quốc tế, thành thạo phương pháp sư phạm quốc tế “Lấy người học làm trung tâm” để tích cực hóa người học, có ngoại ngữ chuyên ngành và phải có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp.
Thứ ba: Thiết bị đóng vai trò “nền tảng” là yếu tố cần thiết để đảm bảo đào tạo cho sinh viên luyện tập để hình thành kĩ năng từ cơ bản đến chuyên sâu, nhằm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, thiết bị phải được đầu tư đồng bộ theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, trong thực tiễn cơ sở đào tạo không thể đầu tư thiết bị do không đủ kinh phí, cho nên cơ sở đào tạo nên kết hợp với doanh nghiệp để thực hiện theo mô hình đào tạo kép của Đức hay theo mô hình thực tập doanh nghiệp của nhiều nước phát triển.
Thứ tư: Hệ thống đảm bảo chất lượng và tổ chức đánh giá kết quả học tập, đây là yếu tố hết sức quan trọng, vì hệ thống này vừa quy định các yếu tố đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn của tổ chức kiêm định quốc tế. Mặt khác, để đánh giá đúng chất lượng học tập và để sinh viên thi tốt nghiệp có kiến thức và kĩ năng đúng như bằng cấp đạt được. Do vậy, trong quá trình học tập mỗi sinh viên phải thực hiện một hồ sơ học tập, hồ sơ học tập này thể hiện các kĩ năng thực hành mà sinh viên đã đạt được do bộ phận đánh giá kết quả học tập đánh giá và công nhận. Theo thông lệ quốc tế phương pháp đánh giá kỹ năng này vừa toàn diện vừa phản ánh đúng những gì mà sinh viên đạt được trong suốt quá trình học tập. Sau khi kết thúc toàn bộ chương trình học, bộ phận kiểm soát chất lượng nội bộ sẽ đánh giá và công nhận sinh viên đã hoàn thành phần thực hành đảm bảo kĩ năng theo yêu cầu và sẽ được dự thi tốt nghiệp phần lý thuyết.
Để nhận được văn bằng tốt nghiệp, sinh viên phải trải qua một kì thi về lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm, đề thi được lấy từ ngân hàng đề thi.Với cách thi này sẽ đánh giá một cách toàn diện kết quả học tập của sinh viên, vừa đảm bảo tính khách quan, vừa tạo thuận lợi cho cơ quan kiểm định chất lượng thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát, thẩm định và đặc biệt là tránh được hiện tượng tập trung ôn bài vào một số bài thực hành để thi tốt nghiệp.
Với phương thức đổi mới đồng bộ các yêu tố về đào tạo nghề như trên, chắc chắn hệ thống đào tạo nghề Việt Nam sẽ nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội, hội nhập sâu thị trường lao động thế giới và sẽ góp phần thực hiện thắng lợi về “Chiến lược đổi mới căn bản và giáo dục toàn diện giáo dục đào tạo” mà Nghị quyết trung ưng 8 đề ra.
Chương 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
- Nhu cầu việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc là những ngành nghề chủ yếu nào?
- Các ngành nghề sau đào tạo có đáp ứng được nhu cầu về lao động cho xã hội? - Các quy chế đào tạo, công tác quản lý dạy nghề có gì bất cập?
- Những giải pháp nào cần đưa ra để phát triển dạy nghề trong các trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc có vướng mắc gì? Chính sách khuyến khích đối với đối tượng học nghề? Sự đầu tư cho các trường trong những năm qua? Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên nghành dạy nghề? Những giải pháp nào về mặt chính sách cần đưa ra đề phát triển dạy nghề trong các trường cao đằng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc?
2.1.2 Cơ sở phương pháp luận
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận và cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà Nước và NQ XV tỉnh Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển hoạt động đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ tới.
- Đề tài dựa trên các vấn đề lý luận, luận pháp, cơ chế, cơ sở liên quan tới đào tạo nghề. Kết hợp nghiên cứu định hướng - định tính - định lượng để đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp.
2.1.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
a. Chọn điểm nghiên cứu
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn luận văn chọn địa điểm nghiên cứu là các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong hệ thống đào tạo nghề nói chung, thì các trường cao đẳng nghề hiện này có vai trò và vị trí rất quan trọng nhất là đối với địa phương và cơ sở.
b. Các điểm nghiên cứu đi sâu là:
- Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc; - Trường cao đẳng nghề cơ khí Nông Nghiệp;
- Trường cao đẳng nghề Việt - Xô số 1;
Một số nét đặc trưng của 3 trường cao đẳng nghề nói trên là:
A/ Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Năm thành lập: năm 2007 (tiền than là trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc được thành lập năm 2000).
- Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Địa chỉ, trụ sở chính hiện nay: Phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Diện tích đất sử dụng: 3.38 ha.
* Chức năng nhiệm vụ của nhà trường:
Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc UBND Tỉnh Vĩnh Phúc. Có chức năng:
- Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
- Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả dào tạo; tỏ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật.
* Tóm tắt quá trình xây dựng và phát triển:
- Tiền than trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc được thành lập 5/2000.
- Tháng 2/2007 thực hiện luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề. Nhà trường đã được nâng cấp và đổi tên thành Trường trung cấp nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Tháng 7/2007 Nhà trường đã được nâng cấp thành trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. Cơ quan chủ quản lúc này được chuyển từ sở Sở lao động TBXH sang UBND Tỉnh quản lý.
* Cơ sở vật chất của nhà trường: - Tổng diện tích: 3,38 ha
- Số phòng học lý thuyết: 39 phòng.
- Diện tích xưởng thực hành (m2): 5.282m2; bình quân đạt 1,3m2/1 học sinh. - Nhà làm việc và các hạng mục phụ trợ có diện tích 15.000m2.
- Diện tích nhà thư viện: 1.200m2. - Diện tích ký túc xá: 2.800m2.
- Nhà hội trường 500 chỗ có diện tích: 722m2. - Nhà thể chất: 1.300m2.
- Nhà ăn: 1.800m2
- Trang thiết bị thực hành: Bằng kinh phí mua sắm trang thiết bị đào tạo từ nguồn chương trình mục tiêu do Bộ Lao Động TBXH cấp; nguồn vốn vay ODA của CHLB Đức, kết hợp với kinh phí tự có, tranh thủ các nguồn tài trợ nước ngoài(Hàn Quốc, Nhật Bản…), trong những năm qua nhà trường đã trang bị cho các xưởng và phòng thực hành(Điện DD, Điện CN, Cơ điện tử, Điện tử …). Trang thiết bị dạy học ngày càng được hiện đại hóa như: Hàn tự động và bán tự động, trạm cơ điện tử, tram gia công kim loại kỹ thuật số CNC, các thiết bị đăng kiểm ôtô
Nhìn chung chủng loại cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đã đáp ứng cơ bản yêu cầu đào tạo hiện tại của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường đã được Bộ Lao Động TBXH phê duyệt 6 nghề trọng điểm (01 nghề tiếp cận trình độ quốc tế; 03 nghề trình độ ASIAN và 02 nghề đạt trình độ cao) tại quyết định số 826/QĐ- BLDTBXH ngày 07/07/2011, do đó trang bị phải được đầu tư bổ sung để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trình độ quốc tế (Nhà trường đã xây dựng dự án chi tiết đầu tư trang thiết bị cho 6 nghề). Mặt khác trong nhưng năm học tới, quy mô đào tạo của nhà trường tăng lên, do đó cơ sở vật chất hiện tại không đáp ứng được yêu cầu vè quy mô. Diện tích hiện tại của nhà trường là quá hẹp chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển trong tương lai.
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giáo viên
* Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Tổng số cán bộ, giáo viên hiện có là 220 người; Trong đó: + Biên chế: 143 người chiếm 65%.
+ Hợp đồng: 76 người chiếm 35%. - Trình độ đào tạo:
+ Trình độ trên đại học: 88 người chiếm 40%. + Trình độ đại học: 22 người chiếm 37,3%.
+ Trình độ cao đẳng: 8 người chiếm 3,6%.
+ Trình độ khác 42 người chiếm 19% (Chủ yếu là bộ phận nhân viên phục vụ). - 100% giáo viên đạt yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm(Bậc 1,2 và Sư phạm dạy nghề).
- Trình độ ngoại ngữ:
+ Trình độ B: 141 người chiếm 64%. + Trình độ C: 18 người chiếm 8,2%. + Cử nhân: 11 người chiếm 5%. + Trình độ A: 8 người chiếm 3,6%. + Trình độ B: 141 người chiếm 64%. + Cử nhân: 10 người chiếm 4,5%.
Nhìn chung số lượng giáo viên hiện tại đảm bao cân đối với quy mô học sinh. Nhà trường sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ 20 học sinh/ 1 giáo viên trong năm học 2012 - 2013. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết đào tạo bồi dưỡng giáo viên từ này đến 2015, đảm bảo giáo viên đạt chuẩn để đào tạo các chương trình đạt chuẩn ASEAN và quốc tế. Việc thực hiện của giáo viên được ban giám hiệu và ban thanh tra đào tạo kiểm tra thường xuyện, mặt khác khi duyệt để kiểm tra kết thúc môn học. Ban giám hiệu lại kiểm tra lần nữa. Do đó nhìn chung giáo viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định với giáo viên.
Nhà trường cũng tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được đào tạo bồi dưỡng theo chương trình của Tỉnh và Tổng cục dạy nghề. Năm học 2011 - 2012 nhà trường đã cử 02 giáo viên đào tạo ở Malaixia và trên nhiều lượt bồi dưỡng trong nước.
Trong năm học 2011 - 2012 nhà trường đã tổ chức hội giảng từ cấp Khoa đến cấp Trường. 100% giáo viên đều được tham dự hội giảng, được bình giảng và rút kinh nghiệm. Từ kết quả hội giảng nhà trường đã lựa chọn 05 giáo viên đi tham dự giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có 04 giáo viên dạy đạt giải nhất và 01 giáo viên đạt giải nhì, 02 giáo viên được cử đi thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc vào tháng 9/2012.
* Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm - 7 phòng nghiệp vụ:
+ Khoa điện - điện tử + Khoa cơ khí chế tạo + Khoa động lực
+ Khoa xây dựng - kinh tế + Khoa công nghệ thông tin + Khoa cơ bản
+ Khoa chính trị - pháp luật - GDQP - thể chất - 2 Trung tâm
+ TT tin học - ngoại ngữ
+ TT ứng dụng kỹ thuật công nghệ và Xuất khẩu lao động
B/ Trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp
Trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tiền thân là Trường lái máy kéo Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình). Sau nhiều lần thay đổi địa điểm và tên gọi, tháng 01/2007 trường được nâng cấp thành Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, đóng trên địa bàn hai xã Tam Hợp và Hương Sơn - huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH - HĐH; thực hiện ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực: Cơ điện nông nghiệp, Cơ khí, Động lực, Điện, Sư phạm dạy nghề làm trọng điểm.
Nhà trường là một tập thể thống nhất, đoàn kết với đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo nghề. Trường hiện có 250 cán bộ công chức, viên chức trong đó có 185 giáo viên với 117 người có trình độ trên đại học.
Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường luôn khẳng định được thương hiệu của mình trong hệ thống đào tạo nghề; đã đào tạo trên 47.000 nhân viên trung cấp kỹ thuật, công nhân cơ điện nông nghiệp, giáo viên dạy nghề cơ khí nông nghiệp, cử nhân cao đẳng và đại học.
Năm 2009, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt chiến lược phát triển trường giai đoạn 2009 - 2015, tầm nhìn 2020.
Năm 2010, Trường đã kiểm định chất lượng, đạt cấp độ cao nhất.
Năm 2011, Trường được phê duyệt đề án Xây dựng - Phát triển trở thành trường đạt đẳng cấp quốc tế.
Nhà trường có mối liên hệ với trên 400 doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng