Mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93 - 97)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.1.4. Mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu

Mục tiêu chung

Phấn đấu để mọi người dân trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe đều được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghề; được tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với sức

khỏe, năng lực và khả năng thích ứng của bản thân; có thu nhập ổn định từ việc làm, đảm bảo cuộc sống, thoát nghèo; phấn đấu nâng cao thu nhập; thoát nghèo bền vững/

Đến năm 2015 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 66%’ trong đó qua đào tạo nghề là 50%; tỷ lệ tương ứng cho năm 2020 là 80% và 64% (phấn đấu vượt các chỉ tiêu trên và đạt chỉ tiêu đào tạo cho các tỉnh đồng bằng sông hồng theo Quyết định 1216/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020). Đảm bảo cơ cấu lao động trong công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đạt từ 44,07% năm 2010 lên 77,5% năm 2020.

Mục tiêu cụ thể

* Chỉ tiêu phân luồng HSPT và chuyển dịch lao động

- Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sang bổ túc văn hóa có học nghề từ 25% - 30%/Năm; học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề từ 35%- 50%/Năm.

- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang CN, XD, DV giai đoạn 2011 - 2015 đạt: 2,5- 3%/Năm; giai đoạn 2016- 2020 đạt: 2- 2,5%/Năm.

* Chỉ tiêu dạy nghề:

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho 100.000 lượt lao động. - Dạy nghề cho 175.000 người lao động.

* Chỉ tiêu GQVL

- Giai đoạn 2011 - 2015: mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 20- 24.000 lao động (trong đó làm việc trong tỉnh khoảng 18.000 người, ở tỉnh ngoài 4.000 người; xuất khẩu lao động 2.000 người; chuyển dịch lao động từ 2,5- 3%, tương đương 15.000 - 16.000 người)

- Giai đoạn 2016 - 2020: mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động..

- Giai đoạn 2016 - 2020: mỗi năm bình quân 1,5% hộ nghèo đến 2020 còn khoảng 2% hộ nghèo (Theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020)

Một số nhiệm vụ chủ yếu

a. Giai đoạn 2011 - 2015

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người dân trong tỉnh về các chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước và Tỉnh về phát triển KT- XH; về sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập, cạnh tranh quốc tế; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

- Tư vấn và cung cấp thông tin về nghề nghiệp; việc làm. Hướng dẫn nông dân kỹ thuật lựa chọn cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện. Tư vấn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Dạy nghề cho người đến tuồi lao động (40.000 - 50.000 người)

Đối tượng bao gồm: học sinh phổ thông phân luồng sau THCS (cả thanh niên đến độ tuổi lao động ngoài nhà trường); sau THPT.

- Học sinh tốt nghiệp THCS (14.000 - 15.000 người). Tổ chức cho học nghề hoặc học văn hóa bổ túc THPT vừa học trung cấp nghề; tập trung vào các nhóm nghề CN, XD, DV. Sau hơn 3,5 - 5 năm, có bằng tốt nghiệp bổ túc THPT vừa có bằng nghề (có thể liên thông cao đẳng nghề), được bố trí làm việc.

- Học sinh THPT (18.000 - 20.000 người): Đào tạo nghề trình độ cao đẳng là 12.000; trung cấp là 8.000; các nhóm nghề CN, XD, DV(khoảng 90%); Số còn lại đào tạo nghề để cung ứng nguồn lao động kỹ thuật cho nông nghiệp (có thể liên thông đại học nghề), được bố trí làm việc.

- Thanh niên trong độ tuổi nhưng chưa qua đào tạo (do bỏ học sao TH, THCS, THPT) đang lao động ngoài xã hội (dự kiến 9.000 - 10.000 người); tùy theo trình độ văn hóa sẽ tổ chức học nghề theo hình thức BTVH+ Nghề hoặc học nghề phù hợp trình độ.

* Dạy nghề cho lao động trong độ tuổi (khoảng 70.000 - 80.000 người)

Dạy nghề cho lao động cần chuyển dịch khỏi nông nghiệp, phi nông nghiệp không có việc làm:

- Dạy nghề và tổ chức học giáo dục định hướng (ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp…) cho khoảng 10.000 lao động xuất khẩu (độ tuổi 20 - 39).

+ Nữ là các nghề: giúp việc, chăm sóc y tế… + Nam là xây dựng, hàn, mộc…

- Dạy nghề cho khoảng 50.000 lao động làm CN - XD, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, du lịch. Trong đó TC nghề khoảng 5.000 người; sơ cấp nghề khoảng 45.000 người.

- Day nghề cho bộ đội xuất ngũ (4.000 - 5.000 người); tổ chức đào tạo nghề trình độ CĐ, TC, ngắn hạn theo quản lý của quân đội.

Nâng cao tay nghề, tạo việc làm cho lao động còn lại ở khu vực nông nghiệp - Đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghề cho khoảng 15.000 lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, để nâng cao tay nghề, tạo dựng một lực lượng lao động kỹ thuật; tự tạo việc làm mới. Trong đó TC khoảng 200 - 300 người, tóm lại là sơ cấp và đào tạo ngắn hạn 7 ngày, 10 ngày tuy theo nhóm nghề.

- Tập trung vào các ngành nghề: thú ý, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp… * Tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 - 24.000 lao động, trong 5 năm khoảng 120.000 - 125.000 lao động, trong đó:

- Lao động trong tỉnh khoảng 90.000 - 95.000 người tăng thêm ở các lĩnh vực: + Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề khoảng 18.000 người.

+ Khu công nghiệp 15.000 - 20.000 người

+ Thương mại và dịch vụ - du lịch 30.000 người. + Lao động phục vụ CN - XD 20.000 người

+ Lao động trong nông nghiêp và tại gia 8.000 - 10.000 người. + Giúp việc gia đình 2.000 người

- Lao động xuất khẩu 10.000 người. - Lao động ngoài tỉnh 20.000 người.

Ưu tiên giải quyết việc làm cho hầu hết học sinh phân luồng được đào tạo nghề, lao động thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất, bộ đội xuất ngũ.

b. Giai đoạn 2016 - 2020

Đào tạo nghề cho khoảng 153.000 người; trong đó trình độ sơ cấp nghề và ngắn hạn khoảng 71.000 người, trung cấp nghề khoảng 57.000 người, cao đẳng nghề 25.000 người.

Tăng số học sinh phân luồng sau THCS và THPT tham gia học nghề. Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp hoặc lao động chưa có việc làm; đào tạo lại, tập huấn chuyển nghề cho lao động đã qua đào tạo giai đoạn 2011 - 2015.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w