5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo nghề bậc cao đẳng
Quán triệt và cụ thể hóa NQ XV của tỉnh đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tới năm 2020 như sau:
- Gắn chặt đào tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động, của phát triển kinh tế xã hội, trước hết là nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp, cơ quản, tổ chức sử dụng lao động được đào tạo nghề.
- Chuyển đổi cơ bản từ dạng lý thuyết là chính sang dạng kỹ năng nghề và đạo đức hành nghề là chính. Đây là phương hướng cơ bản không chỉ đối với đào tạo nghề mà còn là đổi mới cơ bản giáo dục đào tạo, theo NQTW8 (Khóa XI) của TW vừa ra quyết định.
- Đặt học viên học nghề vào vị trí trong tâm của quá trình đào tạo; xác định đúng động cơ học tập, học kỹ năng nghề, kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội. Mỗi học viên CĐ nghề khi vào cuộc sống, trước hết phải là một công dân tốt, một người lao động có chất lượng cao.
- Đổi mới toàn diện tất cả các khâu: đội ngũ giáo viên dạy nghề, nội dung - chương trình - giáo trình dạy nghề, trong thiết bị dạy nghề, cơ sở VCKT của trường CĐ nghề.
- Mở rộng xã hội hóa sự nghiệp đào tạo nghề, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh để phát triển hệ thống đào tạo nghề phục vụ CNH - HĐH, trước hết là phục vụ xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.
- Ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng ưu đãi cuộc sống xã hội, trong đó có cán bộ xuất ngũ, con em gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số…