Năm học 201 0 2011

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 77 - 82)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.6.3. Năm học 201 0 2011

a. Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề

Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề được tăng cường. Sở LĐ - TB&XH đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo giúp các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kỷ cương nề nếp dạy và học, chất lượng đào tạo theo đúng quy định của Bộ LĐ - TB&XH.

Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quyết định số 72/2008/QĐ- BLDDTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ LĐ - TB&XH cho 38 đơn vị dạy nghề có đủ điều kiện, năng lực đào tạo. Trong đó có 07 trường CĐ (03 trường CĐ nghề và 04 trường CĐ chuyên nghiệp) đươc TCDN cấp giấy chứng nhận

ĐKHĐDN và 31 trường TC nghề & TT dạy nghề được sở LĐ - TB&XH câp giấy ĐKHĐDN. Tiến hành ra soát năng lực đào tạo, hiệu quả hoạt động dạy nghề của 17 cơ sở dạy nghề còn lại để có những biện pháp quy hoạch phù hợp trong thời gian tới.

Sở LĐ - TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng đề án “Dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”, đề án đang trong giai đoạn hoàn thành và dự kiến trình UBND Tỉnh phê duyệt trong năm 2011.

Công tác thanh kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch. Trong năm học, sở LĐ - TB&XH chủ trì phối hợp với các Sở Tài Chính, Sở kế hoạch - đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thanh tra sở đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo Nghị quyết 16/2007 và Nghị quyết 34/2008 tại 14 cơ sở dạy nghề.

Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy phần lớn các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt quy chế chuyên môn; công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ, việc ghi chép, quản lý hồ sơ sổ sách, quản lý tài chính… theo đúng các quy định hiện hành.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị dạy nghề qua kiểm tra cũng đã phát hiện những tồn tại, hạn chế về các điều kiện dạy và học, công tác quản lý, tổ chức và chất lượng đào tạo các lớp dạy trình độ sơ cấp nghề. Sở đã kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp xử lý là tạm dừng tuyển sinh có thời hạn 07 đơn vị để chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lớp học, không thẩm định và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho 70 lớp của 06 đơn vị với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.

b. Củng cố phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tiếp tục củng cố, tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển.

Tính đến tháng 06/2011, trên địa bàn tỉnh có 55 cơ sở dạy nghề đã có quyết định thành lập, trong đó có: 03 trường CĐ nghề; 03 trường TC nghề; 04 TT dạy nghề cấp huyện; 13 trường CĐ, TCCN có dạy nghề; 07 TT GDTX và 09 TT dạy nghề thuộc các tổ chức, đoàn thể và 16 TT dạy nghề tư thục. Tuy nhiên năm học 2010 - 2011 chỉ có 38 cơ sở dạy nghề đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề còn

lại, do không đủ điều kiện đảm bảo cho dạy và học nên không được cấp giấy chứng nhận hoạt động và không được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo.

c. Thực hiện nghị quyết số 16/2007 và Nghị quyết số 34/2008 của HĐND tỉnh

Năm học 2010 - 2011 là năm cuối thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 16/2007/QĐ- HĐND ngày 04/07/2007 HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010 và Nghị quyết 34/2008/NQ- HĐND ngày 15/12/2008 quy đinh một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 - 2010. Do đó những hạn chế trong công tác tổ chức và chất lượng các lớp dạy nghề lưu động nên trong năm học Sở đã ban hành các văn bản chấn chỉnh và tạm dừng dạy nghề lưu động, việc dạy nghề theo hai nghị quyết trên chỉ được tiến hành tại trụ sở của cơ sở dạy nghề khi có hợp đồng với doanh nghiệp. Trong năm học Sở LĐ đã thẩm định hồ sơ hỗ trợ kinh phí học nghề cho gần 15.000 học viên với số tiền đã cấp gần 18,6 tỷ đồng.

d. Quy mô đào tạo

Các cơ sở dạy nghề năng động, linh hoạt hơn trong việc tuyển sinh, và tổ chức đào tạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp như đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp; liên kết đào tạo; mở thêm những ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động; tổ chức hình thức vừa làm vừa học tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề truyền thống; dạy nghề thường xuyên để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề cho người lao động...

Do có những biện pháp phù hợp và tích cực như vậy nên năm học 2010 - 2011, mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh nhưng phần lớn các cơ sở dạy nghề tuyển sinh đủ chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Năm học 2010 - 2011, lưu lượng học sinh của tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 38.361 người, tuyển sinh mới đạt 28.300 người trong đó:

+ Hệ cao đẳng nghề 1.800 người chiếm 6,4%

+ Hệ trung cấp nghề và BTVH+ Nghề 6.500 người chiếm 23% + Hệ sơ cấp nghề 15.596 người chiếm 55%

Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh dự kiến đạt 53,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40.1%.

e. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề

* Về đội ngũ quản lý và giáo viên dạy nghề

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề ổn định về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, nhất là giáo viên có trình độ trên ĐH. Năm học 2010 - 2011 toàn tình có 1.792 giáo viên dạy nghề, trong đó:

- Trình độ trên ĐH 340 người chiếm tỷ lệ 19% - Trình độ ĐH, CĐ 914 người chiếm tỷ lệ 51%.

- Trình độ trung cấp, thợ lành nghề, nghệ nhân 538 người, chiếm tỷ lệ 30% Số giáo viên đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư 30/2010/TT- BLĐTBXH của Bộ LĐ - TB&XH là 1.435 người chiếm tỷ lệ 80%.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh cơ bản có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nhiệt tình sáng tạo, tâm huyết với nghề. Nhiều thầy cô không chỉ là những giáo viên dạy giỏi của trường, của tỉnh mà còn là những chuyên gia trong linh vục đào tạo đã được TCDN công nhận và mời tham gia trong rất nhiều các hoạt động chuyên môn do TCDN tổ chức như Ban giám khảo các Hội thi cấp quốc gia, thành viên Hội đồng thẩm định đề tài NCKH…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển mới giáo viên có trình độ đạt chuẩn luôn được lãnh đạo các cơ sở dạy nghề quan tâm và trở thành công việc thường xuyên; năm học này, đã có 119 lượt giáo viên tham dự các khóa bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, như bồi dưỡng nâng cao tay nghề và bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm dạy nghề trong và ngoài nước.

* Xây dựng và phát triển chương trình dạy nghề

Các chương trình dạy giảng dạy trình độ CĐ và TC nghề được các cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng và ban hành trên cơ sở chương trình khung của Bộ LĐ & TBXH, có sự điều chỉnh cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, của địa phương và yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật và yêu cầu giảng dạy của nhà trường.

Thực hiện Quyết định 1956 của Chính phủ, Sở đã hướng dẫn các đơn vị dạy nghề tổ chức biên soạn chương trình dạy nghề sơ cấp với thời gian và nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng học nghề là lao động nông thôn, đáp ứng được nhu câu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức của người lao động.

* Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

Được sự quan tâm của Bộ LĐ - TB&XH, UBND Tỉnh, các cơ sở dạy nghề công lập đã được đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, máy móc thiết bị dạy nghề. Ngoài ra các cơ sở dạy nghề tư thục cũng đã huy động được nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn khác nhau để tự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề của đơn vị mình. Nhiều cơ sở dạy nghề đã tiến hành xây mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà ăn, thư viện, sân tập thể thao, mua sắm thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học, mở rộng nhà trường… để đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ dạy nghề.

Năm 2010 - 2011, kinh phí đầu tư cho dạy nghề là 300,8 tỷ đồng, chia ra:

+ Theo nguồn đầu tư: Ngân sách TW là 103,1 tỷ đồng; ngân sách của tỉnh là 11,8 tỷ đồng, tự đầu tư và các nguồn khác 85,9 tỷ đồng.

+ Theo nội dung đầu tư: xây dựng cơ bản 88,5 tỷ đồng; xây dựng và đổi mới chương trình giáo trình 1,8 tỷ đồng; mua sắm thiết bị 67 tỷ đồng. Chi thường xuyên 142,5 tỷ đồng; đào tạo bồi dưỡng giáo viên 1 tỷ đồng.

f. Kết quả đào tạo nghề

Song song với phát triển quy mô đào tạo về số lượng, các cơ sở dạy nghề cũng chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng đào tạo bằng nhiều biện pháp hiệu quả như: thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý hồ sơ sổ sách giáo vụ, tổ chức dự giờ, bình giảng, duy trì tốt việc thực hiện tốt kỷ cương nề nếp dạy và học. Cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại giúp học viên nắm được quy trình, công nghệ mới, hiện đại của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm và sử dụng đồ dùng thiết bị tự làm trong dạy và học nghề. Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. các phong trào đã trở thành một hoạt động chuyên môn được duy trì thường xuyên và thực

sự phát huy hiệu quả trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

Một số cơ sở dạy nghề đã được sự gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp thông qua các hoạt động cụ thể như: tổ chức đào tạo theo hợp đồng với doanh nghiệp, đưa sinh viên vào thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Năm học 2010 - 2011 là năm thứ 3 khóa đào tạo TC và năm 2 khóa đào tạo trình độ CĐ có sinh viên tốt nghiệp. Chất lượng đào tạo nghề trình độ CĐ và TC chuyên nghiệp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Hầu hết, số sinh viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhiều cơ sở dạy nghề đã khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo của đơn vị mình.

- Tỷ lê học sinh lên lớp bình quân đạt 98,9%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bình quân đạt 95,2%, trong đó: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các khóa học dài hạn chính quy đạt 92,4%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các khóa đào tạo ngắn hạn trên 98%.

- Tỷ lệ học sinh có việc làm sau đào tạo đạt 80,7%, đặc biệt tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cao đẳng nghề có việc làm 100%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w