Thực trạng đào tạo nghề tại 3 trường cao đẳng nghề trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 53)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.3. Thực trạng đào tạo nghề tại 3 trường cao đẳng nghề trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

tỉnh Vĩnh Phúc

A. Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc

- Nhà trường thường xuyên được sự quan tâm của Tổng cục dạy nghề và UBND Tỉnh, các Sở - Ban - Ngành trên địa bàn.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên đã được bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 223 người trong đó có trình độ nghiên cứu sinh và thạc sỹ là 99 người chiếm 44,3%. CBGVNV toàn trường có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tích cực, năng động sáng tạo trong công việc.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành đã được bổ sung, nâng cấp, đã đảm bảo về cơ bản cho công tác đào tạo…

- Sau hơn 10 năm đào tạo, trường đã rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đào tạo, tuyển sinh và giảng dạy.

- Công tác xây dựng cơ bản của trường đã hoàn thành, đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác đào tạo và giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên.

- Chế độ, chính sách phát triển đào tạo nghề đã được tỉnh quan tâm và thông qua các nghị quyết để hỗ trợ cho người học nghề.

Năm học 2012 - 2013 nhà trường được UBND Tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các hệ dài hạn có ngân sách 1.300 học sinh, sinh viên. Nhà trường đã tập trung chỉ đạo công tác tuyển sinh, cử cán bộ, giáo viên đi các xã, phường đồng thời thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả tuyển sinh như sau:

- Hệ cao đẳng nghề K6: 463 SV

- Hệ trung cấp nghề 03 năm BTN 12: 431 HS - Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng nghề: 25 SV - Dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên: + Tin học trình độ A: 107 học viên

+ Tiếng anh trình độ A: 89 học viên + Tiếng anh trình độ B: 215 học viên + Tiếng Hàn: 41 học viên

+ Tiếng Nhật: 26 học viên

+ Lái xe mô tô hạng A1: 1.007 học viên + Sơ cấp nghề Hàn: 50 học viên

Ngoài ra trường còn liên kết với các trường đại học như: ĐH Thái Nguyên, ĐH SPKT Hưng Yên, ĐH SPKT Nam Định mở các lớp đại học tại chức, liên thông, sau đại học đáp ứng nhu cầu người học.

Năm học 2013 - 2014 nhà trường được UBND Tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hệ dài hạn có ngân sách 1195 học sinh, sinh viên. Nhà trường đã tập trung chỉ đạo công tác tuyển sinh. Kết quả tuyển sinh như sau:

- Hệ cao đẳng nghè K7: 235 SV

- Hệ trung cấp nghề 03 năm BTN 13: 620 HS

Căn cứ vào chiến lược phát triển và kế hoạch đào tạo từng năm học, nhà trường đã tích cực đầu tư trang bị cơ sở vật chất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển theo lộ trình.

- Hàng năm vào cuối năm học nhà trường định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng lại các phòng học, nhà xưởng, bàn ghế, các công trình vệ sinh để phục vụ cho năm học mới.

- Đưa vào sử dụng 8 phòng thực hành Điện, Điện tử, phòng thực hành cơ khí của dự án ODA

- Hoàn thành việc đầu tư và đưa vào sử dụng trung tâm gia công cắt gọt kim loại công nghệ cao bằng vốn khoa học công nghệ.

- Mua bổ sung một số giáo trình tài liệu phục vụ cho cán bộ giáo viên và học sinh tham khảo nghiên cứu nâng cao tình độ chuyên môn, đảm bảo cho công tác đào tạo của một trường cao đẳng nghề của tỉnh.

- Đánh giá chung về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị

+ Số lượng: đảm bảo cho công tác đào tạo hiện đại, tuy nhiên cần phải đầu tư thêm phục vụ yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có 223 người. + Cán bộ quản lý, giáo viên: 160 người chiếm 71,7% + Nhân viên: 63 người chiếm 28,3%

- Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: trong tổng số 160 người có

+ Trình độ Nghiên cứu sinh: 01 người chiếm 0,7% + Trình độ thạc sỹ: 69 người chiếm 43,1%

+ Trình độ cao học: 28 người chiếm 17,5% + Trình độ đại học: 58 người chiếm 36,2% + Trình độ trung cấp: 01 người chiếm 0,6% + Trình độ khác: 03 người chiếm 1,9%

- 100% giáo viên đạt yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm (Bậc 1,2 và sư phạm dạy nghề).

- Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên: + Trình độ A: 01 người chiếm 0.6%

+ Trình độ B: 125 người chiếm 78,1 % + Trình độ C: 22 người chiếm 13,8% + Cử nhân: 12 người chiếm 7,5% - Trình độ tin học:

+ Trình độ A: 05 người chiếm 3,1% + Trình độ B: 144 người chiếm 90% + Cử nhân: 11 người chiếm 6,9%

Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo các tổ bộ môn biên soạn đề cương bài giảng, giáo trình để quản lý thống nhất về nội dung giảng dạy. Đồng thời dựa vào chương trình đào tạo khung của Bộ để xây dựng và điều chỉnh các chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu từng nghề đào tạo.Cho đến nay việc biên soạn đề cương bài giảng, giáo trình chi tiết đang được triển khai tích cực. Kết quả như sau.

- Về chương trình đào tạo: Nhà trường đã xây dựng được đầy đủ các chương trình đào tạo với 03 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề.

+ Cao đẳng nghề có chương trình đào tạo gồm: công nghệ ôtô,cắt gọt kim loại, hàn, điện công nghiệp, kế toán doanh nghiệp, công nghệ thông tin (ứng dụng phần mêm), điện tử công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, cơ điện tử, kỹ thuật máy lạnh và ĐHKK.

+ Trung cấp nghề có các chương trình đào tạo gồm: Hàn, cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp, điện công nghiệp, kỹ thuật sữa chữa, và lắp ráp máy tính, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ ôtô, cấp thoát nước, may thời trang, kế toán doanh nghiệp.

+ Sơ cấp nghề có các chương trình đào tạo gồm: Hàn cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp, kỹ thuật sữa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, công nghệ ôtô, cấp thoát nước, điện công nghiệp, may thời trang, kế toán doanh nghiệp.

- Về giáo trình: nhà trường tiếp tục duy trì về biên soạn, chỉnh sửa giáo trình cho từng môn học để đưa vào sử dụng.

Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề

Tổng kinh phí 22.787.000.000 đồng, trong đó:

- Xây dựng cơ bản, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng, xưởng 4.138.000.000 đồng - Mua máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ dùng dạy học: nguồn TW 5.000.000.000 đồng

- Chi thường xuyên: 12.649.000.000 đồng - Chi khác: 1.000.000.000 đồng

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhà trường thường xuyên chú trọng việc thực hiện các quy chế chuyên môn của các phòng, khoa, trung tâm trong trường như:

Công tác đào tạo

Ngay từ khi chuẩn bị kết thúc năm học cũ, phòng đào tạo đã phối kết hợp với các khoa xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm học mới, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý tạo điều kiện các khoa bố trí giáo viên tham gia giảng dạy chủ động nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án chuẩn bị cho năm học mới. Bên cạnh đó thực hiện đúng những quy định về biểu mẫu đào tạo như: sổ đăng ký học sinh, sổ cấp bằng, chứng chỉ, sổ lên lớp và hồ sơ giáo viên như giáo án, sổ tay giáo viên, lịch giảng dạy… đảm bảo đúng theo

quyết định số 62/QĐ- BLĐTTBXH của Bộ TB&XH và Bộ GD&ĐT và cho kiểm tra theo quyết định số 14/QĐ- BLĐTBXH của Bộ LĐ TB&XH.

Trong quá trình đào tạo nhà trường luôn coi chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu do vậy nhà trường tập trung vào 2 mục tiêu chính là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đảm bảo trang thiết bị, vật tư đáp ứng yêu cầu đào tạo, ngoài ra nhà trường còn chú ý việc đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường công tác quản lý học sinh…

- Đối với đội ngũ giáo viên, nhà trường tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về đào tạo, tăng cường dự giờ, bình giảng, mở các lớp bồi dưỡng giáo viên, gửi giáo viên sang các nước trong khu vực để học học và trau dồi kinh nghiệm.

Với những cố gắng của nhà trường, chất lượng đào tạo năm học 2012 - 2013 đã được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau.

Học sinh đã có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện, học sinh cá biệt giảm, số học sinh đạt học bổng tăng so với những năm học trước, học sinh CĐN K4, BTN- 10, liên thông trung cấp nghề lên cao đẳng nghề khóa 2 thi tốt nghiệp đạt kết quả cao, 90% tốt nghiệp ra trường đã tìm được việc làm trong đó nhà trường đã giới thiếu việc làm cho 50% học sinh..

+ Hệ cao đẳng nghề K4 tổng số sinh viên dự thi: 352SV. Đỗ TN 325 Sinh viên Loại giỏi: 51 SV đạt 15,69%

Loại khá 189 SV đạt 58,15% Loại TB khá 69 SV đạt 21,23% Loại trung bình 16 SV đạt 4,92%

+ Hệ liên thông CĐN K2 tổng số dự thi 54 SV, Đỗ TN 54 SV đạt 100% Loại giỏi 04 SV đạt 25,93%

Loại khá: 34 SV đạt 62,96% Loại TB khá 06 SV đạt 11,11%

+ Hệ trung cấp nghề 03 năm tổng số học sinh dự thi 191 HS đỗ 191 HS đạt 100%

Loại khá 32 HS đạt 16,24% Loại TB khá 107 HS đạt 54,31% Loại trung bình 48 HS đạt 24,37%

Năm học 2012 - 2013 nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo hệ ngắn hạn gồm các nghề: Tin học (A,B) Tiếng anh (A,B) Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Lái xe mô tô hạng A1… Nhà trường luôn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo đã được phê duyệt và theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong nhưng năm học vừa qua, nhà trường đã liên kết đào tạo tại chỗ với các đơn vị như sau: TTGDTX Tam Đảo, TTDB Vĩnh Tường, TTGDLĐXH Vĩnh Phúc; trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu đạo tạo của các đơn vị liên kết.

Nhà trường cũng liên kết với các trường đại học SPKT Hưng Yên, ĐH SP KT Nam Định mở các lớp đào tạo nghề liên thông từ cao dẳng nghề lên đại học ngay khi sinh viên tốt nghiệp. Liên kết với trường ĐH KT Hà Nội, ĐH KTCN Thái Nguyên, Viện ĐH mở Hà Nội tuyển sinh các lớp đại học hệ vừa học vừa làm, liên thông… Nhà trường luôn đảm bảo cơ sở vật chất theo yêu cầu đào tạo và cam kết với các trường đại học, phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý, bố trí các giáo viên của trường đảm bảo tiêu chuẩn tham gia thỉnh giảng để học tập kinh nghiệm.

Tổng số sinh viên trong chương trình liên kết tại trường 115 SV + Lớp ĐH vừa học vừa làm ngành Điện tự động hóa 43 SV + Lớp ĐH vừa học vừa làm ngành xây dựng Đ&CN 33 SV + Lớp ĐH vừa học vừa làm ngành kế toán 36 SV

Ngoài việc đào tạo hệ chính quy của nhà trường, các khoa cũng năng động thực hiện các dịch vụ đào tạo, sản xuất thực nghiệm như: đào tạo bổ sung kỹ năng cho công nhân, nhận gia công các chi tiết máy cho các doanh nghiệp FDI..

Trong công tác giảng dạy, nhà trường duy trì nề nếp, đã có nhiều giáo viên thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của Tổng cục dạy nghề và các quy định của nhà trường. Nhà trường đã phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên, khuyến khích giáo viên làm đồ dung học cụ phục vụ cho công tác giảng dạy.

Nhà trường đã tổ chức thành công hội giảng từ cấp khoa đến cấp trường, 100% giáo viên đều được tham dự. Hội giảng, được bình giảng và rút kinh nghiệm; 10 giáo viên được các khoa cử tham gia hội giảng cấp trường, kết quả 01 giáo viên đạt giải nhất, 02 giáo viên đạt giải nhì và 07 giáo viên đạt giải ba. Từ kết quả hội giảng nhà trường đã lựa chọn 05 giáo viên đi tham dự giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh có 04 giáo viên đạt giải nhất và 01 giáo viên đạt giải nhì.

Trong năm học vừa qua Nhà trường đã tham dự kỳ thi giáo viên giỏi BTTHPT và kết quả đứng đầu trong khối GDTX cụ thể như sau:

Môn toán 01 GV giải nhì Môn hóa 01 GV giải ba Môn văn 01 GV giải ba Môn sử 01 GV giải nhất

Nhà trường tham dự hội thi thiết bị dạy nghề từ làm toàn quốc lần thứ IV năm 2013. Kết quả 01 giải nhất cho nhóm tác giả và 01 giải ba cho cá nhân

Trong hội thi giáo viên dạy nghề cấp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 nhà trường có 06 giáo viên dự thi trong đó có 02 giải nhất, 02 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải KK

Ban giám hiệu hết sức cọi trong công tác HSSV, xác định công tác HSSV là khâu trung tâm, giữ vai trò quyết định đến sự hình thành nhân cách sinh viên sau khi ra trường. Thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, nhiệt tình, thông qua các hoạt động tổ chức Đoàn, Ban giám hiệu nhà trường kịp thời nắm bắt được tình hình học tập, ý thức tổ chức kỷ luật của HSSV để có được biện pháp khắc phục và giáo dục kịp thời. Cuối năm học điểm rèn luyện của HSSV được thực hiện theo quy định chặt chẽ làm cơ sở để xét học bổng cho HSSV. Công tác HSSV đã góp phần trực tiếp vào việc duy trì kỷ luật, an ninh và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

B. Trường cao đẳng nghề Việt - Xô số 1

- Trường CĐ nghề Việt Xô số 1 là một trong những trường trọng điểm quốc gia. Với 35 năm đào tạo nghề. Trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thu hút được nhiều thành tựu. Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo được mở rộng đáp ứng nhu cầu xã hội

- Trường đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ từ phòng học lý thuyết, phòng học moodun đến xưởng thực hành để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật thích ứng với thị trường lao động.

- Chính sách hỗ trợ người học nghề của tỉnh Vĩnh Phúc đối với con em trong tỉnh là một trong những yêu tố thu hút người học.

- Tổng số tuyển mới năm 2013 2.300 người. Trong đó:

+ Dạy nghề thường xuyên (Bồi dưỡng ngắn ngày): 1.350 người đạt 80% so với kế hoạch.

+ Hệ sơ cấp nghề: 407 người

+ Hệ trung cấp nghề: 64 người, trong đó học sinh Vĩnh Phúc 4 người + Hệ BTVH: 284 người trong đó học sinh Vĩnh Phúc là 149 người

+ Hệ cao đẳng nghề: 100 người, trong đó học sinh Vĩnh Phúc là 38 người.

- Trong năm 2013 trường tiến hành cải tạo hệ thống thoát nước, hệ thống sân vườn. Quét vôi ve nhà học chính, hội trường A, các dãy xưởng thực hành.

- Mua mới thiết bị dạy nghề: Trường đầu tư mua sắm thêm một số thiết bị dạy nghề trang bi cho các xưởng thực hành theo chương trình mục tiêu năm 2013 với tổng giá trị gần 4,7 tỷ đồng.

- Đánh giá chung về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; trường có đầy đủ cơ sở vật chất. máy móc thiết bị dụng cụ đảm bảo công tác đào tạo.

- Tổng số cán bộ công nhân viên có 183 người. Trong đó cơ hữu 180 người, hợp đồng 3 người.

+ Trình độ đào tạo: Trình độ trên ĐH 21 người, trình độ ĐH 83 người, cao đẳng 9 người, trình độ khác 12 người.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm phát triển đào tạo nghề tại các Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w