5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
đơn vị trong và ngoài tỉnh, các lớp bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm và quản lý được các đơn vị hợp tác đánh giá cao.
Trong hội thi thiết bị dạy nghề tự làm tỉnh Vĩnh Phúc nhà trường đã tham gia và đạt 1 giải nhất, 2 giải ba, 2 giải KK và đạt giải KK khi tham gia thi thiết bị tự làm toàn quốc.
Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề
Tổng kinh phí: 43.500 triệu đồng, trong đó:
+ Xây dựng cơ bản, sửa chữa nâng cấp nhà cửa 150 triệu đồng + Xây dựng, đổi mới CTGT không.
+ Mua máy móc thiết bị…: 24.500 triệu đồng + Đào tạo bồi dưỡng giáo viên: 100 triệu đồng + Chi phí thường xuyên: 18.750 triệu đồng Nguồn ngân sách:
+ TW 40.500 (Ngân sách cấp chi TX: 16.000 triệu đồng, không TX (CTMT quốc gia): 24.500 triệu đồng.
+ Người học đóng góp: 3.000 triệu đồng.
- Số học sinh lên lớp 2.930 người. Đạt tỷ lệ 97,3%, trong đó: loại giỏi 27 người, đạt tỷ lệ 1.2%; loại khá 410 người đạt tỷ lệ 18.5%, loại TB 934 người đạt tỷ lệ 31.8%; loại yếu 485 người đạt tỷ lệ 21.9%.
- Số học sinh tốt nghiệp 994 người, đạt tỷ lệ 98.6%.
3.3. Một số ý kiến đánh giá của các chuyên gia về chính sách Nhà nước về đào tạo nghề tạo nghề
Tại Hội nghị triển khai dạy nghề trình độ cao đẳng được tổ chức vào ngày 07/9/2007, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có ý kiến chỉ đạo phát triển đào tạo nghề:
“…trong thời gian tới, để công tác dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung sau:
Một là, cần tập trung làm ở mọi cấp tổ chức đào tạo theo nhu cầu xã hội và của doanh nghiệp. Đây là vấn đề mấu chốt. Mỗi trường đào tạo ra phải suy nghĩ là học sinh sẽ đi làm ở đâu? Phải tiến tới chấm dứt đào tạo không đáp ứng nhu cầu của xã hội, không chấp nhận đào tạo không đạt chuẩn mà chỉ nhằm gia tăng quy mô để tăng thu nhập…Dạy nghề mà không có một quan hệ ổn định với các doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề của mình thì không cần kiểm tra kỹ cũng biết được chất lượng như thế nào. Như vậy nguyên tắc là đã là trường nghề thì phải có mối quan hệ ổn định với một số doanh nghiệp tiêu biểu phù hợp với ngành nghề của mình bằng cách nào đó để hai bên cùng có lợi. Đồng thời có thể huy động họ tham gia công tác giảng dạy, sử dụng những người giỏi trong thực tiễn sản xuất tham gia giảng dạy là hết sức quan trọng…
Hai là, cần tiếp tục bàn bạc để tìm lời giải cho bài toán tài chính của lĩnh vực dạy nghề. Phải nghĩ cách để có thể chi cho dạy nghề cao hơn. Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị bảo đảm từ ngay trở đi không có học sinh nào thi đỗ mà phải bỏ học vì không có tiền đóng thông qua cho vay, trong đó có phần kinh phí dành cho dạy nghề. Nhưng trong đào tạo nghề, nếu cho vay để học mà người học lại vào một cơ sở kém chất lượng thì khi ra trường họ không thể có tiền để trả. Do đó với chính sách cho vay để học mà trường không đảm bảo chất lượng đào tạo thì chỉ gây thiệt hại cho cá nhân và nhà nước. Như vậy, để bảo đảm cho vay đúng đối tượng, Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ lao động TB&XH phải đề xuất xây dựng chuẩn chất lượng của các cơ sở dạy nghề trong cả nước để xếp hạng cơ sở nào đủ điều kiện để học sinh được vay. Cần thẩm định và đánh giá mức chất lượng dạy nghề để bảo đảm học xong có việc làm, trả được tiền vay. Nếu làm được hệ thống giám định chất lượng này sẽ đồng thời tạo được sự cạnh tranh giữa các trường. Tinh thần của Thủ tướng Chính phủ là không để những người nào muốn học nghề, có năng lực học nghề mà không được đi học vì thiếu tiền. Ước tính số tiền cho hệ thống dạy nghề sẽ khoảng 500 triệu USD. Quốc gia sẽ chấp nhận “nín thở” một lần, dành khoản tiền 1 tỷ USD để dùng vào việc cho vay để học đại học, học nghề. Sau đó, hệ thống này phải tự duy trì, không đầu tư lần thứ 2. Nếu chúng ta làm được điều này thì thu nhập của giáo viên sẽ tăng do học phí tăng. Hệ thống dạy nghề sẽ chuyển sang hoạt động bằng đúng chi phí đào tạo. Đây là cách thức mà các nước đã làm. Trường nào có thu hút được nhiều học sinh, đóng học phí đầy đủ là có điều kiện phát triển, nếu không có học sinh thì trường
sẽ “chết”. Như vậy, bài toán tài chính được giải quyết là thông qua cho vay để học và huy động thêm xã hội hóa.
Ba là, vấn đề kiểm định chất lượng dạy nghề phải đưa được chuẩn, được quy trình kiểm định, công bố được kết quả và các trường sử dụng nó như là tiêu chí để tuyển sinh….
Bốn là, Bộ lao động TB&XH và Bộ giáo dục và đào tạo cần xem lại quy hoạch hệ thống các trường cao đẳng nghề nhằm đảm bảo sự đồng bộ đối với hệ thống các trường đại học. Trong đó đặc biệt quan tâm tới lộ trình đạt chuẩn cao đẳng nghề cho những trường mới được nâng cấp…
Năm là, Bộ lao động TB&XH và Bộ giáo dục và đào tạo phải cùng các cơ quan liên quan có một cuộc vận động đến năm 2010 để làm thay đổi nhận thức về học đại học và học nghề. Tâm lý không học đại học là không có tương lai cần phải thay đổi bằng suy nghĩ con em mình ra trường có việc làm, kiếm được tiền là điều quan trọng nhất. Để thay đổi phải có chương trình truyền thông chiến lược quốc gia để hàng hàng ngày vấn đề dạy nghề được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sáu là, cần sớm có hướng dẫn về vấn đề học phí để thống nhất trong việc thu tiền học giữa trường công và trường tư…”
Khi đề cập đến vấn đề đổi mới cơ chế chính sách để phát triển các trường cao đẳng nghề, nguyên Bộ trưởng Bộ lao động TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng: “ Triển khai thi hành Luật dạy nghề, thời gian qua chúng ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn về dạy nghề, trong đó có nhiều cơ chế chính sách liên quan đến dạy nghề trình độ cao đẳng. Những cơ chế chính sách này đã đủ chưa, phù hợp chưa, cần phải có những cơ chế chính mới để tạo điều kiện
cho đào tạo cao đẳng nghề phát triển hay không”.