5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.4.3. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề
Cùng với trang thiết bị dạy nghề thì giáo viên dạy nghề là một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Trong những năm qua, Tổng cục dạy nghề, UBND Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, cụ thể bằng các văn bản:
- Luật giáo dục; - Luật dạy nghề;
- Nghị định số 43/2008/NĐ- CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều 62 và điều 72 của Luật dạy nghề về chính sách đối với giáo viên dạy nghề và Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật;
- Thông tư số 09/2008/TT- BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ lao động TB&XH về việc hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề;
- Quyết định số 57/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 26/5/2008 của Bộ lao động TB&XH về việc ban hành Quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề;
- Nghị định số 43/2008/NĐ- CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 cả luật dạy nghề về chính sách đối với giáo viên dạy nghề và chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật,
- Quyết định số 1269/1998/QĐ- UBND ngày 06/5/1998 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định chế độ đãi ngộ đối với cán bộ đi học;
Kể từ khi luật dạy nghề có hiệu lực, cả 3 Trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là những trường được nâng cấp lên trong đợt đầu tiên (cuối năm 2006 và đầu năm 2007). Căn cứ vào tiêu chuẩn Trường cao đẳng nghề và cùng với các chính sách của Nhà nước, các Trường cũng đã có những chính sách riêng khuyến khích giáo viên đi học sau đại học, học bồi dưỡng chuyên môn để đạt chuẩn…Cụ thể: Hỗ trợ học phí đào tạo sau đại học; trong thời gian đi học hưởng nguyên lương và các khoản chế độ; hỗ trợ các khoản kinh phí khác…
UBND tỉnh cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích và thu hút giáo viên giỏi như:
Đối với tiến sỹ nếu về Tỉnh công tác được hỗ trợ 70 triệu đồng và tạo điều kiện về chỗ ở; Đối với thạc sỹ được hỗ trợ 40 triệu đồng và tạo điều kiện về chỗ ở.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh nếu đi học tiến sỹ được hỗ trợ 40 triệu đồng; đối với đi học thạc sỹ được hỗ trợ 25 triệu đồng.
Đối với các giáo viên thuộc các cơ sở dạy nghề công lập do tỉnh quản lý được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được hỗ trợ 400.000đ/giáo viên/tháng, thời gian tối đa không quá 3 tháng.
Ngoài ra với sự quan tâm của Tổng cục dạy nghề, các Trường cũng thường xuyên cử các giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, học tập công nghệ mới ở các Trường đại học lớn trong cả nước và nước ngoài. Đặc biệt, Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc là 1 trong 11 trường trong toàn quốc được vay vốn ODA của CHLB Đức để nâng cao năng lực đào tạo, do đó giáo viên của Nhà trường cũng đã thường xuyên được các tổ chức của Đức như GTZ, InWent, TVET… hỗ trợ đào tạo giáo viên ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Biểu 3.2: Số lượng giáo viên trong các Trường cao đẳng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc
Stt Tên cơ sở dạy nghề Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng số Trình độ SĐH Đạt chuẩn Tổng số Trình độ SĐH Đạt chuẩn Tổng số Trình độ SĐH Đạt chuẩn Tổng số Trình độ SĐH Đạt chuẩn 1 Trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh phúc 70 04 65 73 05 62 105 10 85 169 25 169
2 Trường cao đẳng cơ khí
nông nghiệp 95 37 78 107 46 86 112 56 100 185 74 185
3 Trường cao đẳng cơ giới
cơ khí xây dựng số 1 105 04 89 126 05 100 140 07 125 146 09 146
Tổng số 270 45 232 306 56 248 357 73 310 500 108 500
Qua phân tích ở trên, có thể thấy rằng trong những năm qua kể từ khi luật giáo dục, Luật dạy nghề có hiệu lực thi hành, các địa phương, các Trường đã có rất nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Ở góc độ chính sách vĩ mô, có thể thấy cũng như các giáo viên dạy phổ thông, giáo viên dạy trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học; giáo viên dạy nghề cũng được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, ví dụ như:
- Được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và trong thời gian đi học được hưởng nguyên lương và phụ cấp;
- Được hưởng chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập (với mức ưu đãi 30% mức lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có)
- Chính sách đối với các nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với mức phụ cấp bằng 70% mức lương và phụ cấp hiện hưởng.
- Chính sách đối với giáo viên dạy nghề trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được hưởng phụ cấp hệ số từ 0,1 đến 0,4 (tùy theo từng điều kiện).
Tuy nhiên, phần lớn các chính sách nói trên, đặc biệt là chế độ phụ cấp đặc thù mới chủ yếu áp dụng cho các giáo viên các trường chuyên biệt công lập. Hơn nữa, lao động của giáo viên dạy nghề mang nhiều yếu tố đặc thù nghề nghiệp, khác nhiều so với lao động của giáo viên trong các trường phổ thông hay trung cấp chuyên nghiệp cũng như giáo viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Tính đặc thù được thể hiện qua 3 yếu tố: Mục tiêu, nội dung dạy nghề là đào tạo năng lực thực hiện cho người học là người lao động trực tiếp sản xuất. Do vậy thời gian dạy thực hành nghề là chủ yếu, chiếm tới 65- 85% thời lượng giảng dạy (trong khi các giáo viên các bậc học khác chủ yếu là dạy lý thuyết). Vì tỷ lệ thời gian dạy thực hành là chủ yếu nên địa điểm giảng dạy chủ yếu là xưởng thực hành hoặc tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Yếu tố thứ hai là do tỷ lệ thời gian dạy thực hành là chủ yếu nên khả năng phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nặng nhọc, độc hại là rất cao.Yếu tố đặc thù thứ ba là, giáo viên dạy nghề vừa phải dạy được cả lý thuyết, vừa phải dạy được cả thực hành nên giáo viên dạy nghề vừa phải có trình độ chuyên môn, lý luận đồng thời lại phải có
tay nghề cao. Đây là đặc điểm khác biệt cơ bản giữa giáo viên dạy nghề đối với các giáo viên ở các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong khi đó chính sách hiện hành lại được áp dụng chung cho giáo viên ở các bậc học khác nhau, chưa phản ánh được yếu tố đặc thù nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề. Thậm chí có những chế độ của giáo viên dạy nghề còn được đặt chung trong chế độ của cán bộ công chức, viên chức nhà nước.