Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 53 - 58)

- Tên đề tài:

6. Các nhận xét khác:

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

* Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc Việt

Bảng 4.15: Kiểm định KMO

KMO 0,739

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Với giả thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là các biến không có tƣơng quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett cho thấy hệ số KMO bằng 0,739 (lớn hơn 0,5) và giá trị p rất nhỏ (sig. = 0,000) nên bác bỏ Ho. Vì thế phân tích này có ý nghĩa vì các biến có tƣơng quan với nhau.

Kết quả phân tích EFA cho thấy, tại mức giá trị eigenvalue lớn hơn 1 thì có 4 nhân tố đƣợc rút trích ra. Giá trị cumulative giải thích 58,722% (lớn hơn 50%) biến thiên của dữ liệu. Nhƣ vậy là phƣơng sai trích đạt yêu cầu.

Bảng 4.16: Ma trận xoay nhân tố Biến quan sát Nhóm 1 2 3 4 CV1 0,863 CV2 0,638 CV3 0,639 CV4 0,752 CV5 0,806 CV6 0,817 VH1 0,632 VH2 0,681 VH3 0,791 VH4 0,730 VH5 0,672 G1 0,660 G2 0,602 G3 0,844 G4 0,761 CL1 0,782 CL2 0,633 CL3 0,820

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Kết quả phân tích EFA cho thấy, 18 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất là 0,602) đạt yêu cầu nên không loại biến nào ra khỏi thang đo. Nhìn chung, thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt không thay đổi, bao gồm 4 nhóm nhân tố: (1) tính chủng vị tiêu dùng, (2) độ nhạy văn hóa, (3) cảm nhận về giá và (4) cảm nhận về chất lƣợng.

Bảng 4.17 Ma trận điểm nhân tố Biến quan sát Nhóm 1 2 3 4 CV1 0,237 CV2 0,191 CV3 0,184 CV4 0,213 CV5 0,234 CV6 0,232 VH1 0,250 VH2 0,258 VH3 0,313 VH4 0,284 VH5 0,281 G1 0,342 G2 0,219 G3 0,447 G4 0,371 CL1 0,387 CL2 0,327 CL3 0,462

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014 * Nhóm nhân tố “Tính chủng vị tiêu dùng” gồm 6 biến

- CV1: Chuộng hàng ngoại nhập là hành vi không tốt của ngƣời Việt Nam.

- CV2: Mua hàng ngoại nhập là góp phần làm một số ngƣời Việt bị mất việc làm.

- CV3: Ngƣời Việt Nam chân chính luôn mua hàng sản xuất tại Việt Nam.

- CV4: Mua hàng ngoại nhập sẽ giúp nƣớc khác làm giàu

Phƣơng trình của nhân tố “Tính chủng vị tiêu dùng có dạng nhƣ sau: F1 = 0,237CV1 + 0,191CV2 + 0,184CV3 + 0,213CV4 + 0,234CV5 + 0,232CV6

Trong phƣơng trình trên có 6 biến, hệ số tƣơng quan các biến đều dƣơng. Trong đó, có 3 biến là CV1 (0,237), CV5 (0,234) và CV6 (0,232) có ảnh hƣởng nhiều nhất đến nhân tố “Tính chủng vị tiêu dùng”, các biến còn lại là CV3 (0,184), CV2 (0,191) và CV4 (0,213) có ảnh hƣởng ít hơn.

* Nhóm nhân tố “Độ nhạy văn hóa” gồm 5 biến

- VH1: Tôi rất thích thú khi xem các dân tộc khác thể hiện văn hóa của họ.

- VH2: Tôi tin rằng ảnh hƣởng của văn hóa nƣớc ngoài không đe dọa văn hóa Việt Nam.

- VH3: Tôi cho rằng những ngƣời có nền văn hóa khác nhau không nên tách biệt.

- VH4: Tôi cho rằng mọi ngƣời trên hành tinh này cơ bản là nhƣ nhau. - VH5: Tôi thích thú nghiên cứu các nền văn hóa khác với nền văn hóa Việt Nam.

Phƣơng trình của nhân tố “Độ nhạy văn hóa” có dạng nhƣ sau: F2 = 0,250VH1 + 0,258VH2 + 0,313VH3 + 0,284VH4 + 0,281VH5 Trong phƣơng trình trên có 5 biến, hệ số tƣơng quan các biến đều dƣơng. Điều này có nghĩa rằng các biến có tƣơng quan thuận với nhân tố “Độ nhạy văn hóa”, nên bất kì sự tác động tích cực nào đến các biến đều có tác động tích cực đến nhân tố “Độ nhạy văn hóa” và ngƣợc lại. Trong 5 biến của nhân tố “Độ nhạy văn hóa” thì có 1 biến có ảnh hƣởng nhiều nhất đến nhân tố đó là biến VH3 với hệ số 0,313; 4 biến còn lại là VH1, VH2, VH5 VÀ VH4 có ảnh hƣởng ít hơn với hệ số lần lƣợt là 0,250; 0,258; 0,281 và 0,284. Do đó để nhân tố “Độ nhạy văn hóa” có tác động tốt đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt cần tác động vào các biến của nhân tố, trong đó chú trọng biến VH3.

* Nhóm nhân tố “Cảm nhận về giá” gồm 4 biến

- G1: Giá bán của quần áo nội địa thì dễ chất nhận.

- G2: So với chất lƣợng, giá bán của quần áo nội địa là rẻ.

- G3: Số tiền mua quần áo nội địa là hoàn toàn thích hợp cho cá nhân tôi. - G4: Số tiền mua quần áo nội thay vì hàng ngoại là không uổng phí.

Phƣơng trình của nhân tố “Cảm nhận về giá” có dạng nhƣ sau: F3 = 0,342G1 + 0,219G2 + 0,447G3 + 0,371G4

Trong phƣơng trình trên có 4 biến, hệ số tƣơng quan các biến đều dƣơng. Trong đó, có 1 biến ảnh hƣởng mạnh nhất đến nhân tố “cảm nhận về giá” là biến G3 với hệ số là 0,447. Ba biến còn lại G2, G1, G4 có ảnh hƣởng ít hơn với hệ số lần lƣợt là 0,219; 0,342 và 0,371

* Nhóm nhân tố “Cảm nhận về chất lượng” gồm 3 biến

- CL1: Độ bền đƣờng may không thua kém so với quần áo ngoại nhập. - CL2: Chất liệu vải không thua kém so với quần áo ngoại nhập.

- CL3: Uy tín thƣơng hiệu không thua kém so với quần áo ngoại nhập. Phƣơng trình của nhân tố “Cảm nhận về chất lƣợng” có dạng nhƣ sau: F4 = 0,387CL1 + 0,327CL2 + 0,462CL3

Trong phƣơng trình trên có 3 biến, hệ số tƣơng quan các biến đều dƣơng. Trong đó, có biến CL3 ảnh hƣởng mạnh nhất đến nhân tố “Cảm nhận về chất lƣợng” với hệ số 0,462. Biến CL2 và CL1 có ảnh hƣởng ít hơn với hệ số lần lƣợt là 0,327 và 0,387..

* Thông qua kết quả phân tích nhân tố cho thấy, có 4 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt của ngƣời dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Xét nhóm nhân tố “Tính chủng vị tiêu dùng” có 6 biến nhƣng trong đó biến CV1 “Chuộng hàng ngoại nhập là hành vi không tốt của ngƣời Việt Nam”, CV5 “Mua hàng ngoại nhập gây ra tổn hại cho kinh doanh trong nƣớc” và CV6 “Chỉ nên mua hàng ngoại nhập khi nó không thể sản xuất đƣợc trong nƣớc” có ảnh hƣởng nhiều nhất. Xét nhóm nhân tố “Độ nhạy văn hóa” có 5 biến nhƣng trong đó biến VH3 “Tôi cho rằng những ngƣời có nền văn hóa khác nhau không nên tách biệt” có ảnh hƣởng mạnh nhất. Xét nhóm nhân tố “Cảm nhận về giá” có 4 biến nhƣng biến G3 “Số tiền mua quần áo nội địa là hoàn toàn thích hợp cho cá nhân tôi” có ảnh hƣởng mạnh nhất. Xét nhóm nhân tố “Cảm nhận về chất lƣợng” có 3 biến nhƣng trong đó biến CL3 “Uy tín thƣơng hiệu không thua kém so với quần áo ngoại nhập” có ảnh hƣởng mạnh nhất. Nhƣ vậy, để thúc đẩy ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng may mặc Việt thì cần tác động tích cực vào 4 nhóm nhân tố mà đặc biệt chú trọng vào các biến có ảnh hƣởng mạnh đến các nhân tố. Theo đó, các doanh nghiệp may mặc Việt cần đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng để

khách hàng và đồng thời chứng minh rằng thƣơng hiệu hàng may mặc Việt không thua kém hàng ngoại.

* Thang đo xu hướng tiêu dùng hàng may mặc Việt

Bảng 4.18: Kiểm định KMO

KMO 0,623

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Với giả thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là các biến không có tƣơng quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett cho thấy hệ số KMO bằng 0,623 (lớn hơn 0,5) và giá trị p rất nhỏ (sig. = 0,000) nên bác bỏ Ho. Vì thế phân tích này có ý nghĩa vì các biến có tƣơng quan với nhau.

Kết quả phân tích EFA cho thấy, tại mức giá trị eigenvalue lớn hơn 1 thì có 1 nhân tố đƣợc rút trích ra. Giá trị cumulative giải thích 63,708% (lớn hơn 50%) biến thiên của dữ liệu. Nhƣ vậy là phƣơng sai trích đạt yêu cầu.

Bảng 4.19: Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Kết quả phân tích EFA cho thấy, 3 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và thang đo quyết định mua hàng gồm 1 nhóm nhân tố.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)