TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 35)

- Tên đề tài:

6. Các nhận xét khác:

3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoáng Ngân hàng Công thƣơng (VietinbankSC), ngành dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trƣởng bình quân 15%/năm đến nay đã vƣơn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nƣớc, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10% – 15% GDP hằng năm . Việt Nam hiện là một trong năm nhà dệt may xuất khẩu hàng đầu thế giới với thị phần 4% - 5%. Thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trƣờng cấp trung và thấp.

Theo thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong năm 2013, Việt Nam có 5.982 công ty dệt may, với lực lƣợng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lƣợng lao động toàn quốc. Phần lớn các công ty đƣợc đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trong đó các công ty may chiếm tỷ trọng lớn (70%), còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%) và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%).

Về thị trƣờng nội địa, thị phần dệt may sản xuất trong nƣớc chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa, 30% còn lại là hàng dệt may nƣớc ngoài, trong đó có khoảng 20% hàng dệt may Trung Quốc dƣới

trƣớc đến nay chủ yếu tập trung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù triển vọng phát triển thị trƣờng may mặc ở nông thôn là rất lớn nhƣng việc triển khai hệ thống phân phối tại khu vực này còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng chƣa cao, các kênh phân phối nhỏ khi giao hàng thƣờng nợ đọng vốn, nên lƣợng vốn lƣu động cần rất lớn. Theo nghiên cứu mới đây của Niesel (công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lƣờng các chỉ số truyền thông và thị trƣờng) cho thấy, có đến 90% ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi ở Thành phố Hồ Chí Minh và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn. Có thể thấy xu hƣớng sử dụng hàng Việt Nam đang tăng lên. Lý do khiến ngƣời tiêu dùng quay lại với các sản phẩm trong nƣớc đƣợc đƣa ra bao gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng hơn là giảm mối quan ngại về an toàn sức khỏe của sản phẩm may mặc tràn lan trên thị trƣờng hiện nay. Mức tăng trƣởng tiêu thụ nội địa của ngành dệt may Việt Nam thấp hơn các năm trƣớc (18% - 20%), đạt 12% so với cùng kỳ. Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may vừa đƣợc Bộ Công thƣơng phê dệt (tháng 4 năm 2014) tăng trƣởng thị trƣờng nội địa sẽ đạt 10% đến 12% từ nay cho đến năm 2020.

30%

30%

40% Hàng ngoại nhập

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Các nhà may tƣ nhân nhỏ lẻ

Nguồn: Vinatex, 2013

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XU HƢỚNG TIÊU DÙNG HÀNG MAY MẶC VIỆT CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN

NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ MẪU

Để có thông tin nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận và trực tiếp phỏng vấn ngƣời tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc Việt có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, kết quả thu đƣợc 100 bảng câu hỏi đạt yêu cầu. Trên thực tế, có tổng số 110 bảng câu hỏi đƣợc phát ra, nhƣng qua quá trình thu thập và sàng lọc có 10 bảng bị loại do không trả lời đầy đủ và trả lời không khách quan. Cuối cùng, có 100 bảng câu hỏi đạt yêu cầu và tiếp tục thực hiện phân tích dữ liệu.

4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.2.1 Giới tính 4.2.1 Giới tính

46%

54%

Nam Nữ

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố đáp viên theo giới tính

Trong 100 ngƣời đƣợc phỏng vấn thì có 46 nam (chiếm 46%) và 54 nữ (chiếm 54%). Kết quả cho thấy nữ có xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc nhiều hơn nam. Trên thực tế, ta thấy rằng phụ nữ thƣờng thích làm đẹp mà đặc biệt là phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi vì thế họ có xu hƣớng mua nhiều quần áo hơn so với nam giới. Nữ hay tự chọn và mua quần áo cho bản thân trong khi đó nam thƣờng ít tự chọn mua quần áo cho mình mà thƣờng nhờ ngƣời thân, bạn bè chọn mua giúp. Bên cạnh đó, thời trang dành cho nữ cũng thƣờng đa dạng về mẫu mã và chủng loại hơn so với thời trang dành cho nam, điều này cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng hàng may mặc của nam và nữ.

4.2.2 Tuổi 43% 30% 27% 18 đến 30 tuổi 31 đến 40 tuổi 41 đến 60 tuổi

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.2 Biểu đồ phân bố đáp viên theo độ tuổi

Trong 100 ngƣời tiêu dùng đƣợc phỏng vấn thì chiếm nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi với 43 ngƣời (chiếm 43%), kế đến là nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 30 ngƣời (chiếm 30%) và chiếm thấp nhất là nhóm tuổi từ 41 đến 60 tuổi với 27 ngƣời (chiếm 27%). Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng từ 18 đến 30 tuổi có xu hƣớng mua hàng may mặc nhiều nhất, đây là những thanh niên mới lớn và những ngƣời trẻ tuổi, phần lớn còn độc thân, đang đi học hoặc đi làm, ít bận bịu chuyện gia đình, họ thƣờng thích mặc đẹp và chạy theo các xu hƣớng thời trang mới nên nhu cầu mua sắm quần áo cao. Tuổi càng cao thì nhu cầu mua sắm càng giảm dần.

4.2.3 Nghề nghiệp 26 18 41 9 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Học sinh, sinh viên

Công nhân, nhân viên Công chức, viên chức Kinh doanh/mua bán nhỏ Nghề nghiệp khác

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Về nghề nghiệp, trong 100 ngƣời đƣợc phỏng vấn thì chiếm nhiều nhất là công chức, viên chức với 41 ngƣời (chiếm 41%); kế đến là học sinh, sinh viên với 26 ngƣời (chiếm 26%); công nhân, nhân viên với 18 ngƣời (chiếm 18%); kinh doanh, mua bán nhỏ với 9 ngƣời (chiếm 9%) và chiếm thấp nhất là nghề nghiệp khác (nội trợ, …) có 6 ngƣời (chiếm 6%). Thực tế, công chức – viên chức là đối tƣợng có thu nhập ổn định, thƣờng xuyên hội họp, đi công tác và giao tiếp xã hội vì thế họ có nhu cầu cao trong việc mua sắm quần áo mà đặc biệt là thời trang công sở.

4.2.4 Thu nhập 20 37 34 9 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Dƣới 2 triệu Từ 2 đến 6 triệu Trên 6 đến 10 triệu Trên 10 triệu

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.4 Biểu đồ phân bố đáp viên theo thu nhập bình quân hàng tháng Về thu nhập, trong 100 đáp viên đƣợc phỏng vấn thì chiếm nhiều nhất là ngƣời có thu nhập từ 2 đến 6 triệu đồng/ tháng với 37 ngƣời (chiếm 37%), kế đến là ngƣời có thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng/ tháng với 34 ngƣời (chiếm 34%), ngƣời có thu nhập dƣới 2 triệu đồng/ tháng có 20 ngƣời (chiếm 20%) và chiếm thấp nhất là ngƣời có thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng với 9 ngƣời (chiếm 9%). Nhìn chung, thu nhập của ngƣời dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ còn chƣa cao. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để các công ty may mặc xây dựng chiến lƣợc giá phù hợp với thu nhập của khách hàng.

4.2.5 Trình độ học vấn 7% 10% 75% 8% Trung học trở xuống Trung cấp/cao đẳng Đại học Sau đại học

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.5 Biểu đồ phân bố đáp viên theo trình độ học vấn

Về trình độ học vấn, trong 100 ngƣời đƣợc phỏng vấn thì số ngƣời có trình độ đại học là nhiều nhất với 75 ngƣời (chiếm 75%); kế đến là ngƣời có trình độ trung cấp, cao đẳng với 10 ngƣời (chiếm 10%); trình độ sau đại học có 8 ngƣời (chiếm 8%) và thấp nhất là trình độ trung học trở xuống có 7 ngƣời (chiếm 7%). 4.2.6 Tình trạng hôn nhân 44% 56% Độc thân Đã có gia đình

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.6 Biểu đồ phân bố đáp viên theo tình trạng hôn nhân

Về tình trạng hôn nhân, trong 100 ngƣời đƣợc phỏng vấn thì có 44 ngƣời độc thân (chiếm 44%) và 56 ngƣời đã có gia đình (chiếm 56%).

4.3 HÀNH VI TIÊU DÙNG HÀNG MAY MẶC CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

4.3.1 Thƣơng hiệu sản phẩm đƣợc chọn mua

Bảng 4.1: Thƣơng hiệu hàng may mặc Việt đƣợc chọn mua

Thƣơng hiệu Tần số Phần trăm trên tổng

sự trả lời (%) Phần trăm trên tổng quan sát (%)

Việt Tiến 64 21,0 64,0 Việt Thắng 10 3,3 10,0 An Phƣớc 43 14,1 43,0 Việt Thy 12 3,9 12,0 Tây Đô 42 13,8 42,0 Ninomaxx 27 8,9 27,0 M&N 17 5,6 17,0 Sifa 26 8,5 26,0 Foci 8 2,6 8,0 Blue Exchange 44 14,4 44,0 Mattana 6 2,0 6,0 Khác 6 2,0 6,0 Tổng 305 100,0 305,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, thƣơng hiệu Việt Tiến đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất với 64 sự lựa chọn (chiếm 64,0 % trong 100 quan sát), kế đến là thƣơng hiệu Blue Exchange với 44 sự lựa chọn (chiếm 44 % trong 100 quan sát), thƣơng hiệu An Phƣớc có 43 sự lựa chọn (chiếm 43 % trong 100 quan sát), thƣơng hiệu Tây Đô có 42 sự lựa chọn (chiếm 42 % trong 100 quan sát), thƣơng hiệu Ninomaxx có 27 sự lựa chọn (chiếm 27 % trong 100 quan sát), thƣơng hiệu Sifa có 26 sự lựa chọn (chiếm 26 % trong 100 quan sát) và chiếm thấp nhất là thƣơng hiệu Mattana với 6 sự lựa chọn (chiếm 6 % trong 100 quan sát). Ngoài ra, có 6 sự lựa chọn sử dụng các thƣơng hiệu khác (Khatoco, Đan Châu, Vĩnh Tiến, …). Nhƣ vậy, những thƣơng hiệu Việt nổi tiếng nhƣ: Việt Tiến, Blue Exchange, An Phƣớc, … đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng và sử dụng nhiều nhất vì những thƣơng hiệu này đƣợc phân phối rộng rãi thông

ngƣời tiêu dùng chọn mua vì họ không biết đến hoặc không chú ý đến các thƣơng hiệu này. Vì thế, các doanh nghiệp may mặc cần quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng hệ thống phân phối, quảng bá thƣơng hiệu để mang thƣơng hiệu đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng.

4.3.2 Loại sản phẩm đƣợc chọn mua

Bảng 4.2: Loại sản phẩm hàng may mặc đƣợc chọn mua

Loại sản phẩm Tần số Phần trăm trên

tổng sự trả lời (%) tổng quan sát (%) Phần trăm trên

Áo sơ mi 86 23,1 86,0 Áo thun 63 16,9 63,0 Áo khoác 32 8,6 32,0 Quần tây 37 9,9 37,0 Quần jean 33 8,9 33,0 Veston 2 0,5 2,0

Thời trang công sở 58 15,6 58,0

Thời trang dạo phố 23 6,2 23,0

Trang phục mặc nhà 29 7,8 29,0

Khác 9 2,4 9,0

Tổng 372 100,0 372,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, áo sơ mi là loại sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất với 86 sự lựa chọn (chiếm 86% trong 100 quan sát), kế đến là áo thun với 63 sự lựa chọn (chiếm 63% trong 100 quan sát), thời trang công sở có 58 sự lựa chọn (chiếm 58% trong 100 quan sát), quần tây có 37 sự lựa chọn (chiếm 37% trong 100 quan sát) và các loại sản phẩm khác đƣợc lựa chọn ít nhất với 9 sự lựa chọn (chiếm 9% trong 100 quan sát). Nhƣ vậy, áo sơ mi, áo thun, thời trang công sở và quần tây là những loại sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ sử dụng phổ biến nhất. Đa số đáp viên là công chức, viên chức nên ngoài áo sơ mi và áo thun thì thời trang công sở là loại sản phẩm đƣợc nữ giới lựa chọn nhiều. Ngày nay, ngoài những chuẩn mực về tác phong, ứng xử, giao tiếp tại công sở thì trang phục công sở là một trong những vấn đề góp phần không nhỏ tạo nên nét đẹp trong “văn hóa công sở”. Vì thế, các doanh nghiệp may mặc Việt cần chú ý để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng tối đa thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

4.3.3 Tần suất mua

Bảng 4.3: Tần suất mua hàng may mặc

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Một tuần/ 1 lần 0 0 Một tháng/ 1 lần 18 18 Một năm/ 1 lần 20 20 Dịp lễ tết 49 49 Khác 13 13 Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, ngƣời tiêu dùng mua hàng may mặc nhiều nhất vào dịp lễ tết với 49 ngƣời (chiếm 49%), vì đây là lúc ngƣời tiêu dùng có nhiều thời gian cũng nhƣ có động cơ chính đáng cho việc mua sắm, các cửa hàng may mặc Việt thƣờng có nhiều chƣơng trình khuyến mại lớn, hấp dẫn vào những dịp này; kế đến là mua một năm một lần có 20 ngƣời (chiếm 20%). Ngoài ra, có 13 ngƣời tiêu dùng mua vào những dịp khác nhƣ 3 đến 4 tháng mua một lần, mua tùy theo nhu cầu và sở thích hay mua theo ngẫu hứng (chiếm 13%). Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng có nhu cầu mua quần áo cao vào những dịp lễ tết, đây là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may cho ra thị trƣờng nhiều sản phẩm mới, đa dạng chủng loại, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng.

4.3.4 Nơi mua

Bảng 4.4: Nơi mua hàng may mặc

Nơi mua Tần số Tỷ trọng (%)

Shop thời trang 37 37

Cửa hàng, đại lý 34 34

Siêu thị 17 17

Chợ 3 3

Trung tâm thƣơng mại 7 7

Mua qua mạng 2 2

Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

(chiếm 17%); có 7 ngƣời thƣờng mua ở trung tâm thƣơng mại (chiếm 7%); có 3 ngƣời thƣờng mua ở chợ (chiếm 3%) và chiếm thấp nhất là mua qua mạng với 2 ngƣời (chiếm 2%). Nhƣ vậy, các shop thời trang, cửa hàng, đại lý và siêu thị là nơi đƣợc ngƣời tiêu dùng chọn mua hàng may mặc nhiều nhất. Vì mua hàng ở đây họ cảm thấy yên tâm về chất lƣợng, xuất xứ, nguồn gốc và giá cả sản phẩm cũng nhƣ tránh đƣợc tình trạng hàng giả, hàng nhái so với việc mua hàng ở các chợ truyền thống. Kênh mua sắm qua mạng chƣa đƣợc phổ biến, vì phần lớn ngƣời tiêu dùng còn chƣa yêu thích và tin tƣởng kênh mua sắm này. Đây là một cơ sở quan trọng để các công ty may mặc xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp, khai thác triệt để hiệu quả của các kênh phân phối và mang hàng may mặc Việt đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng.

4.3.5 Mức giá sản phẩm thƣờng đƣợc mua

Bảng 4.5: Mức giá hàng may mặc Việt thƣờng đƣợc ngƣời tiêu dùng chọn mua Mức giá (đồng/sản phẩm) Tần số Tỷ trọng (%) Từ 50.000 đến 100.000 2 2 Trên 100.000 đến 200.000 14 14 Trên 200.000 đến 400.000 38 38 Trên 400.000 đến 600.000 35 35 Trên 600.000 đến 1.000.000 10 10 Trên 1.000.000 1 1 Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, mức giá hàng may mặc Việt đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất là từ 200.000 đến 400.000 đồng/ sản phẩm với 38 ngƣời (chiếm 38%), kế đến mức giá từ 400.000 đến 600.000 đồng/ sản phẩm với 35 ngƣời (chiếm 35%), mức giá từ 100.000 đến 200.000 đồng/ sản phẩm có 14 ngƣời (chiếm 14%), mức giá từ 50.000 đến 100.000 đồng/ sản phẩm có 2 ngƣời (chiếm 2%) và chiếm thấp nhất là mức giá trên 1.000.000 đồng/sản phẩm có 1 ngƣời chọn (chiếm 1%) vì đây là mức giá khá cao. Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng chủ yếu chọn mua sản phẩm hàng may mặc Việt ở mức giá trung bình vì mức giá này khá phù hợp với khả năng chi trả của phần lớn ngƣời tiêu dùng nói chung, kể cả những ngƣời trẻ chƣa có thu nhập nhƣ sinh viên. Có thể nói, giá cả là yếu tố quyết định hàng đầu, là nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quyết định chọn mua của ngƣời tiêu dùng. Thực tế, thị trƣờng hàng may mặc Việt Nam nói chung và quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nói riêng đang bị canh tranh gay gắt bởi hàng may mặc giá rẻ mang nhãn mác Trung Quốc,

Hồng Kông. Vì thế, để chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam cần tập trung nhiều vào phân khúc thị trƣờng cấp trung và thấp, cố gắng tung ra những dòng sản phẩm có giá rẻ và sản xuất nhiều loại sản phẩm có giá cả phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng vì phần lớn hiện nay sản phẩm may mặc của Việt Nam có giá khá cao.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)