Mức giá sản phẩm thƣờng đƣợc mua

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 44)

- Tên đề tài:

4.3.5Mức giá sản phẩm thƣờng đƣợc mua

6. Các nhận xét khác:

4.3.5Mức giá sản phẩm thƣờng đƣợc mua

Bảng 4.5: Mức giá hàng may mặc Việt thƣờng đƣợc ngƣời tiêu dùng chọn mua Mức giá (đồng/sản phẩm) Tần số Tỷ trọng (%) Từ 50.000 đến 100.000 2 2 Trên 100.000 đến 200.000 14 14 Trên 200.000 đến 400.000 38 38 Trên 400.000 đến 600.000 35 35 Trên 600.000 đến 1.000.000 10 10 Trên 1.000.000 1 1 Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, mức giá hàng may mặc Việt đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất là từ 200.000 đến 400.000 đồng/ sản phẩm với 38 ngƣời (chiếm 38%), kế đến mức giá từ 400.000 đến 600.000 đồng/ sản phẩm với 35 ngƣời (chiếm 35%), mức giá từ 100.000 đến 200.000 đồng/ sản phẩm có 14 ngƣời (chiếm 14%), mức giá từ 50.000 đến 100.000 đồng/ sản phẩm có 2 ngƣời (chiếm 2%) và chiếm thấp nhất là mức giá trên 1.000.000 đồng/sản phẩm có 1 ngƣời chọn (chiếm 1%) vì đây là mức giá khá cao. Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng chủ yếu chọn mua sản phẩm hàng may mặc Việt ở mức giá trung bình vì mức giá này khá phù hợp với khả năng chi trả của phần lớn ngƣời tiêu dùng nói chung, kể cả những ngƣời trẻ chƣa có thu nhập nhƣ sinh viên. Có thể nói, giá cả là yếu tố quyết định hàng đầu, là nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quyết định chọn mua của ngƣời tiêu dùng. Thực tế, thị trƣờng hàng may mặc Việt Nam nói chung và quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nói riêng đang bị canh tranh gay gắt bởi hàng may mặc giá rẻ mang nhãn mác Trung Quốc,

Hồng Kông. Vì thế, để chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam cần tập trung nhiều vào phân khúc thị trƣờng cấp trung và thấp, cố gắng tung ra những dòng sản phẩm có giá rẻ và sản xuất nhiều loại sản phẩm có giá cả phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng vì phần lớn hiện nay sản phẩm may mặc của Việt Nam có giá khá cao.

4.3.6 Nhận định của ngƣời tiêu dùng về hàng may mặc Việt

Bảng 4.6: Nhận định của ngƣời tiêu dùng về hàng may mặc Việt

Nội dung Điểm trung bình Mức độ đồng ý Chất liệu vải bền 3,85 Đồng ý Sản phẩm dễ ủi, dễ giặt 3,81 Đồng ý

Có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng 3,36 Trung bình

Có đủ kích cỡ (size) 3,77 Đồng ý

Cảm thấy tự tin, thoải mái khi mặc sản phẩm 3,95 Đồng ý

Giá cả phù hợp 3,95 Đồng ý

Có nhiều chƣơng trình khuyến mại đa dạng 3,40 Trung bình

Vị trí cửa hàng thuận tiện 3,69 Đồng ý

Có hệ thống cửa hàng rộng khắp 3,70 Đồng ý

Nhân viên bán hàng vui vẻ, phục vụ nhiệt tình 3,37 Trung bình Sản phẩm đƣợc trƣng bày ngăn nắp, dễ tìm 3,74 Đồng ý

Đƣợc đổi lại sản phẩm 3,56 Đồng ý

Cảm thấy yên tâm về an toàn sức khỏe khi dùng hàng may mặc Việt

4,00 Đồng ý

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, ngƣời tiêu dùng “Cảm thấy yên tâm về an toàn sức khỏe khi dùng hàng may mặc Việt” với giá trị trung bình cao nhất là 4,00 (đạt mức ý nghĩa đồng ý). Các yếu tố đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao là: “Cảm thấy tự tin, thoải mái khi mặc sản phẩm” (3,95) và “Giá cả phù hợp” (3,95); kế đến là “Chất liệu vải bền” (3,85), “Sản phẩm dễ ủi, dễ giặt” (3,81). Tuy nhiên, các yếu tố đƣợc đánh giá thấp là: “Có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng” (3,36), “Nhân viên bán hàng vui vẻ, phục vụ nhiệt tình” (3,37) và “Có nhiều chƣơng trình khuyến mại đa dạng” (3,40). Đa số ngƣời tiêu dùng cho rằng mẫu mã hàng may mặc Việt ít phong phú, đơn điệu, chậm thay đổi, chƣa

Trung Quốc, Hồng Kông lại có màu sắc hấp dẫn, kiểu dáng đa dạng và giá cả cạnh tranh. Thực tế, phần lớn nhân viên bán hàng không đƣợc trang bị cách thức bán hàng, thiếu thông tin về sản phẩm và thái độ phục vụ thiếu sự nhiệt tình, vui vẻ. Các chƣơng trình khuyến mại không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần quan tâm nhiều đến các yếu tố đƣợc khách hàng đánh giá thấp, cần có giải pháp phù hợp để đa dạng hóa mẫu mã, xây dựng các chƣơng trình khuyến mại và nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân viên bán hàng nhằm thúc đẩy ngƣời tiêu dùng ƣu tiên sử dụng hàng may mặc Việt.

4.3.7 So sánh hàng may mặc Việt với hàng may mặc nƣớc ngoài

Bảng 4.7: So sánh hàng may mặc Việt với hàng may mặc nƣớc ngoài

Nội dung Điểm

trung bình

Ý nghĩa

Giá của hàng may mặc Việt so với hàng may mặc thƣơng hiệu nổi tiếng nƣớc ngoài.

1,89 Thấp hơn Giá của hàng may mặc Việt so với hàng may

mặc Trung Quốc.

3,46 Cao hơn Chất lƣợng của hàng may mặc Việt so với hàng

may mặc thƣơng hiệu nổi tiếng nƣớc ngoài.

2,40 Thấp hơn Chất lƣợng của hàng may mặc Việt so với hàng

may mặc Trung Quốc.

3,82 Cao hơn

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, giá cả và chất lƣợng của hàng may mặc Việt đƣợc đánh giá thấp hơn so với hàng may mặc nổi tiếng nƣớc ngoài với giá trị trung bình là 1,89 và 2,40. Tuy nhiên, giá cả và chất lƣợng của hàng may mặc Việt lại đƣợc đánh giá cao hơn hàng may mặc Trung Quốc với giá trị trung bình là 3,46 và 3,82. Một trong những trở ngại lớn của hàng may mặc Việt Nam trên thị trƣờng nội địa là tƣ tƣởng sính ngoại của ngƣời tiêu dùng. Theo đó, một số ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng mua hàng ngoại trong khi hai sản phẩm hàng may mặc nội địa và nƣớc ngoài có chất lƣợng cảm nhận tƣơng đƣơng nhau mặc dù giá của hàng ngoại khá cao. Bên cạnh đó, trƣớc thực trạng hàng may mặc Trung Quốc đang “lấn áp” và “làm mƣa làm gió” trên thị trƣờng hiện nay với đặc điểm “giá rẻ”, mẫu mã đa dạng thì đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng sản phẩm và xây dựng mức giá cả “cạnh tranh” với hàng may mặc Trung Quốc.

4.3.8 Ngƣời tiêu dùng nhận biết hàng may mặc Việt

Bảng 4.8: Mức độ nhận biết hàng may mặc Việt

Nội dung Điểm trung

bình

Ý nghĩa

1. Khi nói đến hàng may mặc thì nghĩ ngay đến

hàng may mặc Việt. 3,76 Đồng ý

2. Có thể dễ dàng nhận biết biểu tƣợng và logo

của hàng may mặc Việt một cách nhanh chóng. 3,39 Trung bình 3. Quen thuộc với hàng may mặc Việt hơn so với

hàng may mặc nƣớc ngoài. 3,95 Đồng ý

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, ngƣời tiêu dùng “Quen thuộc với hàng may mặc Việt hơn so với hàng may mặc nƣớc ngoài” với giá trị trung bình là 3,95 và “Khi nói đến hàng may mặc thì nghĩ ngay đến hàng may mặc Việt” với giá trị trung bình là 3,76. Tuy nhiên, “Có thể dễ dàng nhận biết biểu tƣợng và logo của hàng may mặc Việt một cách nhanh chóng” chỉ đƣợc đánh giá ở mức trung bình là 3,39. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc Việt cần chú trọng hình ảnh biểu tƣợng, logo trong hệ thống nhận diện thƣơng hiệu, tăng cƣờng quảng bá hàng may mặc Việt thông qua truyền hình, báo chí, … giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thƣơng hiệu hàng may mặc Việt cũng nhƣ phân biệt đƣợc hàng may mặc Việt thật và giả trƣớc tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn làn trên thị trƣờng nhƣ hiện nay, để hình ảnh thƣơng hiệu ăn sâu vào tâm trí khách hàng và coi hàng may mặc Việt là sự lựa chọn đầu tiên khi mua sắm quần áo.

4.3.9 Tiêu chí chọn mua hàng may mặc Việt

Tiêu chí quan trọng nhất để ngƣời tiêu dùng chọn mua hàng may mặc Việt là chất lƣợng cao có đến 60 sự lựa chọn (chiếm 60% trong 100 quan sát); tiêu chí quan trọng thứ hai là giá cả hợp lý có 54 sự lựa chọn (chiếm 54% trong 100 quan sát); tiêu chí quan trọng thứ ba là mẫu mã, màu sắc đẹp, kiểu dáng bắt mắt, tinh xảo có 42 sự lựa chọn (chiếm 42% trong 100 quan sát); kế đến là thƣơng hiệu nổi tiếng có 40 sự lựa chọn (chiếm 40% trong 100 quan sát). Những tiêu chí còn lại ngƣời tiêu dùng ít quan tâm hơn. Theo đó, chất lƣợng là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngƣời tiêu dùng chọn mua hàng may mặc Việt, kế đến là giá cả, mẫu mã và thƣơng hiệu. Vì vậy, các doanh nghiệp may mặc Việt cần chú trọng nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa mẫu mã, xây

lực cạnh tranh với hàng may mặc nƣớc ngoài nhằm khắc phục tình trạng hàng may mặc Việt bị “lép vế” trên sân nhà so với hàng ngoại.

Bảng 4.9 Tiêu chí để ngƣời tiêu dùng chọn mua hàng may mặc Việt

Tiêu chí Tần số Phần trăm trên tổng sự trả lời (%) Phần trăm trên tổng quan sát (%)

Thƣơng hiệu nổi tiếng 40 13,2 40,0

Chất lƣợng cao 60 19,7 60,0

Mẫu mã, màu sắc đẹp, kiểu

dáng bắt mắt, tinh xảo 42 13,8 42,0

Giá cả hợp lý 54 17,8 54,0

Đƣợc quảng cáo, truyền

thông rộng rãi 22 7,2 22,0

Dễ tìm mua 28 9,2 28,0

Nhân viên bán hàng vui vẻ 25 8,2 25,0

Có nhiều chƣơng trình

khuyến mại 33 10,9 33,0

Tổng 304 100,0 304,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

4.3.10 Các kênh thông tin ngƣời tiêu dùng biết đến hàng may mặc Việt Việt

Bảng 4.10 Các kênh thông tin ngƣời tiêu dùng biết đến hàng may mặc Việt

Kênh thông tin Tần

số tổng sự trả lời (%) Phần trăm trên tổng quan sát (%) Phần trăm trên

Quảng cáo trên tivi 16 9,7 16,0

Quảng cáo trên báo, tạp chí 30 18,2 30,0

Quảng cáo trên internet 25 15,2 25,0

Tờ rơi, băng rôn 5 3,0 5,0

Nhân viên bán hàng giới thiệu 26 15,8 26,0

Bạn bè, ngƣời thân giới thiệu 55 33,3 55,0

Hội chợ, triển lãm 5 3,0 5,0

Khác 3 1,8 3,0

Tổng 165 100,0 165,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Ngƣời tiêu dùng biết đến hàng may mặc Việt chủ yếu là do ngƣời thân bạn bè giới thiệu có đến 55 ngƣời (chiếm 55% trong 100 quan sát). Điều này

là hoàn toàn phù hợp vì đối tƣợng nghiên cứu chiếm nhiều nhất là ngƣời trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, họ thƣờng có xu hƣớng đi mua sắm cùng bạn bè và ngƣời thân. Ngƣời tiêu dùng cũng biết đến hàng may mặc Việt nhiều thông qua quảng cáo trên báo, tạp chí có 30 ngƣời (chiếm 30% trong 100 quan sát); kế đến là nhân viên bán hàng giới thiệu có 26 ngƣời chọn (chiếm 26% trong 100 quan sát) và quảng cáo trên internet có 25 ngƣời chọn (chiếm 25% trong 100 quan sát). Tuy nhiên, chỉ có 5 ngƣời biết đến hàng may mặc Việt thông qua tờ rơi, băng rôn và hội chợ triển lãm (chiếm 5% trong 100 quan sát). Do hình thức tờ rơi, băng rôn và hội chợ triển lãm ít đƣợc phổ biến ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đối với mặt hàng may mặc. Ngoài ra, chỉ có 3% ngƣời tiêu dùng biết đến hàng may mặc Việt thông qua các hình thức khác (tự tìm hiểu, …). Nhƣ vậy, nguồn thông tin từ bạn bè, ngƣời thân là nguồn thông tin quan trọng nhất giúp ngƣời tiêu dùng biết đến và sử dụng hàng may mặc Việt. Vì thế, ngoài việc đẩy mạnh quảng cáo trên báo chí, internet, … thì các doanh nghiệp may mặc Việt cần đặc biệt chú trọng đến kênh “marketing truyền miệng”, để làm đƣợc điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ nhằm làm hài lòng khách hàng để từ đó “hữu xạ tự nhiên hƣơng”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tham gia hội chợ, triển lãm để quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu và mang hàng may mặc Việt đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng.

4.3.11 Loại hình khuyến mại đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích

Bảng 4.11 Loại hình khuyến mại đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích

Loại hình Tần số Tỷ trọng (%) Giảm giá 52 52 Kèm theo quà tặng 30 30 Tặng phiếu mua hàng 16 16 Khác 2 2 Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng trên ta thấy, hình thức giảm giá đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng ƣa thích nhất với 52 ngƣời chọn (chiếm 52%), kế đến là hình thức kèm theo quà tặng với 30 ngƣời chọn (chiếm 30%), hình thức tặng phiếu mua hàng có 16 ngƣời chọn (chiếm 16%) và hình thức khác (chƣơng trình khách hàng thƣờng xuyên, …) có 2 ngƣời chọn (chiếm 2%). Kết hợp với kết quả nghiên cứu trên ta thấy giá cả hợp lý là tiêu chí quan trọng thứ hai để ngƣời tiêu dùng chọn

dạng các chƣơng trình khuyến mại mà đặc biệt chú trọng chƣơng trình giảm giá.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XU HƢỚNG TIÊU DÙNG HÀNG MAY MẶC VIỆT CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN NINH TIÊU DÙNG HÀNG MAY MẶC VIỆT CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

4.4.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo

* Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc Việt

Bảng 4.12: Hệ số Cronbach apha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt lần 1

STT Biến quan sát Tƣơng quan biến tổng Alpha nếu loại biến

I Độ nhạy văn hóa (VH): Cronbach alpha = 0,750

1 VH1 0,449 0,730

2 VH2 0,526 0,702

3 VH3 0,606 0,672

4 VH4 0,544 0,695

5 VH5 0,461 0,724

II Tính chủng vị tiêu dùng (TD): Cronbach alpha = 0,855

1 TD1 0,804 0,797 2 TD2 0,499 0,856 3 TD3 0,492 0,857 4 TD4 0,625 0,835 5 TD5 0,710 0,818 6 TD6 0,738 0,811

III Cảm nhận về chất lƣợng (CL): Cronbach alpha = 0,558

1 CL1 0,427 0,409

2 CL2 0,422 0,419

3 CL3 0,457 0,403

4 CL4 0,116 0,670

IV Cảm nhận về giá (G): Cronbach alpha = 0,759

1 G1 0,448 0,763

2 G2 0,556 0,704

3 G3 0,632 0,660

4 G4 0,603 0,675

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Từ bảng 4.12, ta thấy hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt đều lớn hơn 0,6 chỉ có nhân tố “Cảm nhận về chất lƣợng” có hệ số Cronbach alpha là 0,558. Đồng thời các biến quan sát của thang đo có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0,3 nhƣng biến CL4 có tƣơng quan biến tổng là 0,116 (nhỏ hơn 0,3)

Bảng 4.13: Hệ số Cronbach apha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt lần 2

STT Biến quan sát Tƣơng quan biến tổng Alpha nếu loại biến

I Độ nhạy văn hóa (VH): Cronbach alpha = 0,750

1 VH1 0,449 0,730

2 VH2 0,526 0,702

3 VH3 0,606 0,672

4 VH4 0,544 0,695

5 VH5 0,461 0,724

II Tính chủng vị tiêu dùng (TD): Cronbach alpha = 0,855

1 TD1 0,804 0,797 2 TD2 0,499 0,856 3 TD3 0,492 0,857 4 TD4 0,625 0,835 5 TD5 0,710 0,818 6 TD6 0,738 0,811

III Cảm nhận về chất lƣợng (CL): Cronbach alpha = 0,670

1 CL1 0,542 0,492

2 CL2 0,392 0,691

3 CL3 0,530 0,525

IV Cảm nhận về giá (G): Cronbach alpha = 0,759

1 G1 0,448 0,763

2 G2 0,556 0,704

3 G3 0,632 0,660

4 G4 0,603 0,675

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Từ bảng 4.13, ta thấy hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt đều lớn hơn 0,6. Các biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, tác giả sử dụng 18 biến đo lƣờng này trong phân tích EFA tiếp theo.

* Thang đo xu hướng tiêu dùng hàng may mặc Việt

Bảng 4.14: Hệ số Cronbach apha của thang đo xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt

STT Biến quan sát Tƣơng quan biến tổng Alpha nếu loại biến

1 TD1 0,493 0,670

2 TD2 0,640 0,482

3 TD3 0,470 0,698

Cronbach alpha = 0,713

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Từ bảng 4.14, ta thấy hệ số Cronbach alpha của thang đo xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt lớn hơn 0,6. Các biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, tác giả sử dụng 3 biến đo lƣờng này trong phân tích EFA tiếp theo.

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

* Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc Việt

Bảng 4.15: Kiểm định KMO

KMO 0,739

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Với giả thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là các biến không có tƣơng quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett cho thấy hệ số KMO bằng 0,739 (lớn hơn 0,5) và giá trị p rất nhỏ (sig. = 0,000) nên bác bỏ Ho. Vì thế phân tích này có ý nghĩa vì các biến có tƣơng quan với nhau.

Kết quả phân tích EFA cho thấy, tại mức giá trị eigenvalue lớn hơn 1 thì

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 44)