PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 29)

- Tên đề tài:

2.2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6. Các nhận xét khác:

2.2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013, báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thƣơng, Báo Mới, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, …

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc Việt có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi thông qua bảng câu hỏi.

thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là mang tính đại diện không cao và độ tin cậy thấp. Để phần nào khắc phục nhƣợc điểm này, tác giả tiến hành thu thập số liệu tại nhiều địa điểm khác nhau vào nhiều buổi trong ngày và các ngày trong tuần.

Cỡ mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cỡ mẫu ít nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố. Bài nghiên cứu này sử dụng phân tích nhân tố EFA với 19 biến quan sát, do hạn chế về thời gian và chi phí nên tác giả sử dụng cỡ mẫu là 100 mẫu.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:

- Mục tiêu 1: Sử dụng thống kê mô tả để xác định thông tin chung của đáp viên và đánh giá thực trạng tiêu dùng hàng may mặc của ngƣời dân quận Ninh Kiều, thành Phố Cần Thơ cũng nhƣ phân tích nhận định của ngƣời tiêu dùng về hàng may mặc Việt.

+ Thống kê mô tả: Thống kê tần số, tính điểm trung bình của từng biến quan sát và nhóm biến, mô tả các thuộc tính mẫu nhƣ: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của từng đáp viên.

- Mục tiêu 2: Sử dụng kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt. Sau đó, phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) để xác định nhóm các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt. Tác giả dùng phân tích hồi quy tuyến tính để xác định các nhân tố quan trọng và ƣớc lƣợng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố độ nhạy văn hóa, tính chủng vị tiêu dùng, cảm nhận về chất lƣợng và cảm nhận về giá đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt. Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định T – test và Anova để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm ngƣời mua hàng khác nhau (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng hôn nhân) đến xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc Việt.

+ Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha: Đƣợc sử dụng để loại bỏ biến rác trƣớc khi tiến hành phân tích nhân tố. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng từ 0,7 đến 0,8. Nếu Cronbach alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm thang đo lƣờng là mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 24).

+ Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis): Phân tích nhân tố khám phá là một nhóm các thủ tục đƣợc sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể đƣợc diễn tả nhƣ những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk Trong đó:

Fi: ƣớc lƣợng trị số của nhân tố thứ i (độ nhạy văn hóa, tính chủng vị tiêu dùng, cảm nhận về chất lƣợng, cảm nhận về giá)

Wi: quyền số hay trọng số nhân tố. k: số biến.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 27 - 31), một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm nhƣ sau:

-Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Đại lƣợng Barlett là một đại lƣợng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

-Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): Đây là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

-Hệ số tải nhân tố (factor loading): Là hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ số tải nhân tố > 0,3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu, > 0,4 đƣợc xem là quan trọng và ≥ 0,5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn.

-Phƣơng sai trích (variance explained criteria): Tổng phƣơng sai trích phải lớn hơn 50%.

-Chỉ số eigenvalue: Chỉ số này đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue > 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích.

+ Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập hay phối hợp từng cặp (Independent sample T- test): Kiểm định về sự khác biệt trị trung bình của hai tổng thể độc lập. Nếu Sig. trong kiểm định T-test  α (mức ý nghĩa) thì có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 138 - 139).

thuật cơ bản để xác định tỷ lệ ảnh hƣởng của một yếu tố, hoặc thiết lập các yếu tố có sự thay đổi tổng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 145-146).

+ Hồi quy tuyến tính bội: Thực hiện phân tích hồi quy nhằm nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của biến phụ thuộc vào các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phƣơng trình: Y = 1X12X2...nXn

Y: biến phụ thuộc X: biến độc lập

Phƣơng pháp đƣa biến là phƣơng pháp chọn từng bƣớc (stepwsise) để đƣa các biến độc lập vào mô hình. Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số R square điều chỉnh (adjusted R-square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Hệ số beta chuẩn hóa đƣợc dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào biến phụ thuộc càng lớn (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

2.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2014

Hình 2.3 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Lƣợc khảo tài liệu

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Xây dựng bảng câu hỏi

Thu thập số liệu

Nhập liệu, mã hóa và xử lý số liệu

Thông tin của đáp viên, thực trạng tiêu dùng hàng

may mặc của ngƣời dân quận Ninh Kiều, thành phố

Cần Thơ

Kiểm định độ tin cậy thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hồi quy tuyến tính bội

Kết luận, giải pháp

Kiểm định các giả thuyết Phỏng vấn thử và hiệu chỉnh Phỏng vấn chính thức Thống kê mô tả T – test, Anova

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

3.1 TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ ban hành nghị định số 05/2004/NĐ - CP thành lập quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phƣờng nội thành thành phố Cần Thơ cũ, nơi đây đặt trụ sở của nhiều cơ quan đầu não thành phố Cần Thơ.

* Vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp huyện Phong Điền, phía nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng, phía bắc giáp quận Bình Thủy.

* Hành chính: Toàn quận Ninh Kiều có 13 phƣờng là An Bình, An Cƣ, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hƣng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh với diện tích đất tự nhiên năm 2013 là 2.927 ha. Dân số tính đến cuối tháng 09 năm 2014 là 205.666 ngƣời. Mật độ dân số năm 2013 là 8.737 ngƣời/ km2.

Bảng 3.1 Dân số quận Ninh Kiều phân theo phƣờng

STT Tên phƣờng Số dân (ngƣời)

1 An bình 18.765 2 An Cƣ 18.791 3 An Hòa 29.104 4 An Hội 8.313 5 An Khánh 25.248 6 An Lạc 12.868 7 An Nghiệp 9.317 8 An Phú 11.754 9 Cái Khế 23.869 10 Hƣng lợi 37.595 11 Tân An 6.987 12 Thới Bình 14.429 13 Xuân Khánh 33.626 Tổng 250.666

* Kinh tế: Quận Ninh Kiều là trung tâm kinh tế của thành phố Cần Thơ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng thƣơng mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Quận là trung tâm thƣơng mại của thành phố Cần Thơ với các chợ và trung tâm mua sắm cao cấp nhƣ: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hƣng Lợi, chợ An Bình, trung tâm thƣơng mại Cái Khế, siêu thị Vinatex, siêu thị Co.op mart, siêu thị Metro, …

* Giao thông: Quận Ninh Kiều có các loại hình giao thông chính là taxi, xe buýt, xe ôm với các tuyến đƣờng phố chính là: Nguyễn Trãi, Hùng Vƣơng, Hòa Bình, 30 tháng 4, 3 tháng 2, …

* Văn hóa – du lịch: Quận Ninh Kiều nổi tiếng với bến Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ, công viên Lƣu Hữu Phƣớc, bảo tàng Quân khu 9, …

* Xã hội: Quận Ninh Kiều là nơi tập trung nhiều trƣờng đại học, cao đẳng lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ Đại học Cần Thơ, Đại học Y dƣợc Cần Thơ, Cao đẳng Cần Thơ, các trung tâm khoa học - công nghệ và nhiều bệnh viện lớn, …

3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoáng Ngân hàng Công thƣơng (VietinbankSC), ngành dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trƣởng bình quân 15%/năm đến nay đã vƣơn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nƣớc, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10% – 15% GDP hằng năm . Việt Nam hiện là một trong năm nhà dệt may xuất khẩu hàng đầu thế giới với thị phần 4% - 5%. Thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trƣờng cấp trung và thấp.

Theo thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong năm 2013, Việt Nam có 5.982 công ty dệt may, với lực lƣợng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lƣợng lao động toàn quốc. Phần lớn các công ty đƣợc đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trong đó các công ty may chiếm tỷ trọng lớn (70%), còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%) và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%).

Về thị trƣờng nội địa, thị phần dệt may sản xuất trong nƣớc chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa, 30% còn lại là hàng dệt may nƣớc ngoài, trong đó có khoảng 20% hàng dệt may Trung Quốc dƣới

trƣớc đến nay chủ yếu tập trung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù triển vọng phát triển thị trƣờng may mặc ở nông thôn là rất lớn nhƣng việc triển khai hệ thống phân phối tại khu vực này còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng chƣa cao, các kênh phân phối nhỏ khi giao hàng thƣờng nợ đọng vốn, nên lƣợng vốn lƣu động cần rất lớn. Theo nghiên cứu mới đây của Niesel (công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lƣờng các chỉ số truyền thông và thị trƣờng) cho thấy, có đến 90% ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi ở Thành phố Hồ Chí Minh và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn. Có thể thấy xu hƣớng sử dụng hàng Việt Nam đang tăng lên. Lý do khiến ngƣời tiêu dùng quay lại với các sản phẩm trong nƣớc đƣợc đƣa ra bao gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng hơn là giảm mối quan ngại về an toàn sức khỏe của sản phẩm may mặc tràn lan trên thị trƣờng hiện nay. Mức tăng trƣởng tiêu thụ nội địa của ngành dệt may Việt Nam thấp hơn các năm trƣớc (18% - 20%), đạt 12% so với cùng kỳ. Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may vừa đƣợc Bộ Công thƣơng phê dệt (tháng 4 năm 2014) tăng trƣởng thị trƣờng nội địa sẽ đạt 10% đến 12% từ nay cho đến năm 2020.

30%

30%

40% Hàng ngoại nhập

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Các nhà may tƣ nhân nhỏ lẻ

Nguồn: Vinatex, 2013

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XU HƢỚNG TIÊU DÙNG HÀNG MAY MẶC VIỆT CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN

NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ MẪU

Để có thông tin nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận và trực tiếp phỏng vấn ngƣời tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc Việt có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, kết quả thu đƣợc 100 bảng câu hỏi đạt yêu cầu. Trên thực tế, có tổng số 110 bảng câu hỏi đƣợc phát ra, nhƣng qua quá trình thu thập và sàng lọc có 10 bảng bị loại do không trả lời đầy đủ và trả lời không khách quan. Cuối cùng, có 100 bảng câu hỏi đạt yêu cầu và tiếp tục thực hiện phân tích dữ liệu.

4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.2.1 Giới tính 4.2.1 Giới tính

46%

54%

Nam Nữ

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố đáp viên theo giới tính

Trong 100 ngƣời đƣợc phỏng vấn thì có 46 nam (chiếm 46%) và 54 nữ (chiếm 54%). Kết quả cho thấy nữ có xu hƣớng tiêu dùng hàng may mặc nhiều hơn nam. Trên thực tế, ta thấy rằng phụ nữ thƣờng thích làm đẹp mà đặc biệt là phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi vì thế họ có xu hƣớng mua nhiều quần áo hơn so với nam giới. Nữ hay tự chọn và mua quần áo cho bản thân trong khi đó nam thƣờng ít tự chọn mua quần áo cho mình mà thƣờng nhờ ngƣời thân, bạn bè chọn mua giúp. Bên cạnh đó, thời trang dành cho nữ cũng thƣờng đa dạng về mẫu mã và chủng loại hơn so với thời trang dành cho nam, điều này cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng hàng may mặc của nam và nữ.

4.2.2 Tuổi 43% 30% 27% 18 đến 30 tuổi 31 đến 40 tuổi 41 đến 60 tuổi

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.2 Biểu đồ phân bố đáp viên theo độ tuổi

Trong 100 ngƣời tiêu dùng đƣợc phỏng vấn thì chiếm nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi với 43 ngƣời (chiếm 43%), kế đến là nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 30 ngƣời (chiếm 30%) và chiếm thấp nhất là nhóm tuổi từ 41 đến 60 tuổi với 27 ngƣời (chiếm 27%). Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng từ 18 đến 30 tuổi có xu hƣớng mua hàng may mặc nhiều nhất, đây là những thanh niên mới lớn và những ngƣời trẻ tuổi, phần lớn còn độc thân, đang đi học hoặc đi làm, ít bận bịu chuyện gia đình, họ thƣờng thích mặc đẹp và chạy theo các xu hƣớng thời trang mới nên nhu cầu mua sắm quần áo cao. Tuổi càng cao thì nhu cầu mua sắm càng giảm dần.

4.2.3 Nghề nghiệp 26 18 41 9 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Học sinh, sinh viên

Công nhân, nhân viên Công chức, viên chức Kinh doanh/mua bán nhỏ Nghề nghiệp khác

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2014

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc việt của người tiêu dùng quận ninh kiều thành phố cần thơ trường hợp người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng may mặc việt (Trang 29)