Qui trình xây dựng kế hoạch Marketing dulịch cho một địa phương

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 33 - 34)

Kế hoạch Marketing du lịch địa phương được cụ thể hoá từ mục tiêu chiến lược kinh doanh của ngành. Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tính nhất quán, sự phối hợp hài hòa giữa các đơn vị chức năng với đơn vị kinh doanh trong ngành. Công việc đầu tiên để hoạch định chiến lược Marketing du lịch cho một địa phương là xây dựng tầm nhìn tổng thể (ma trận SWOT) trên cơ sở xác định về tiềm năng tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhận dạng đối thủ cạnh tranh để đánh giá hiện

trạng (mạnh - yếu, cơ hội - nguy cơ) nhằm dự báo xu hướng của thị trường mục tiêu. Qua đó hoạch định chiến lược Marketing du lịch thích hợp cho quá trình triển khai và thực hiện. Cụ thể:

- Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing: Đặt ra mục tiêu đạt một tỉ lệ nhận biết nhất định, vị trí trên thị trường và trong ngành kinh doanh, qui mô thị trường và lợi nhuận.

- Bước 2: Phân tích tình hình thị trường: Sử dụng các công cụ định vị thương hiệu, phân tích và dự báo xu hướng thị trường, khả năng cạnh tranh dựa trên các tiêu chí.

- Bước 3: Phân khúc thị trường: Phân khúc theo nhóm công nghiệp, đặc điểm địa lý, đặc điểm giai đoạn thị trường, kỹ thuật công nghệ và mức độ phát triển - Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu: Đánh giá các phân khúc để xác định.

- Bước 5: Định hướng Marketing chiến lược: Xác định hoạt động kinh doanh tổng thể, qui mô, cạnh tranh, thương hiệu ...và chiến lược truyền thông, nghiên cứu...

- Bước 6: Kế hoạch triển khai thực hiện: Hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, quản trị thương hiệu, khách hàng, dịch vụ, đầu tư phát triển và kỹ năng nhân viên.

- Bước 7: Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh: Các công cụ theo dõi đánh giá thực hiện và kết quả thu được qua từng giai đoạn cụ thể.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 33 - 34)