Mụctiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 86 - 88)

3.1.1.1. Lượt khách du lịch

Tăng cường thu hút khách du lịch: năm 2015 phấn đấu khoảng 1 triệu lượt khách nội địa xấp xỉ 5% cả nước) và 500 ngàn lượt khách quốc tế (chiếm 4% cả nước). Mỗi năm phấn đấu tăng từ 0,5 – 1% lượt khách đến Cà Mau tham quan.

3.1.1.2. Thu nhập từ du lịch

Cần đầu tư, làm sạch khu sinh thái, tạo cảm giác an toàn cho du khách. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: các khu du lịch, các tuyến bến xe, xuồng đò, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch… đảm bảo đến năm 2015 đạt cơ sở lưu trú khoảng 15.000 phòng khách sạn, nhà ở, trong đó đạt tiêu chuẩn xếp hạng chiếm 40%. Phát triển khu du lịch sinh thái tổng hợp mang tiêu chuẩn thiên nhiên Nam Bộ theo tiêu chuẩn quốc gia.

Từ trước tới nay, khách sạn luôn luôn sang trọng hơn ở nhà và bao giờ cũng gây ấn tượng nhiều hơn, tiện nghi đầy đủ hơn. Nhưng tình hình hiện nay đã đổi khác, nhiều ngôi nhà đã được trang bị những tiện nghi hiện đại không kém khách sạn. Vì vậy, nếu khách sạn không nhanh chóng đổi mới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút du khách. Tuy nhiên, khách sạn - đơn giản nhưng tiện nghi bên trong hiện đại sẽ được ưa chuộng, khuynh hướng vọng cổ sẽ là một món hàng được tìm kiếm nhiều nhất và dễ bán nhất. Theo nghiên cứu của ban du lịch tỉnh Cà Mau thì:

Ngày lưu trú trung bình: Phù hợp với bối cảnh chung của miền Tây, số lưu trú trung bình của khách quốc tế là 3 ngày, khách nội địa là 2 ngày. Năm 2015 là 3,5 ngày và 2,5 ngày. Năm 2020 là 4 ngày và 3 ngày.

Mức chi tiêu trung bình của khách: Trong những năm tới, sự đầu tư chi tiêu của tỉnh là phát triển du lịch sinh thái thiên nhiên sẽ tăng,mức chi tiêu dự báo như sau:

Bảng 3.1:Bảng dự báo mức chi tiêu trung bình của khách(triệu USD)

Giai đoạn Khách quốc tế Khách nội địa

2012 - 2014 100USD 25USD

2015 - 2017 110USD 30USD

2018 - 2020 120USD 35USD

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

3.1.1.3. Lao động và việc làm

Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, nhất là vào thời điểm kinh tế đang khó khăn, thất nghiệp từ các thành phố lớn tăng cao, lao động phổ thông gặp nhiều cản trở, hệ trung cấp – cao đẳng khó kiếm được việc làm có mức lương như mong muốn.

Cà Mau vốn có thế mạnh thiên nhiên ưu đãi, cần tập trung phát triển du lịch sinh thái, thu hút nhân lực tại chính địa phương có trình độ hiểu biết, quản lý và ý thức yêu nghề cao. Toàn tỉnh có khoảng 60 ngàn lao động (trong đó có khoảng hơn 30 ngàn lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp), phấn đấu đến năm 2020 tăng 15% công việc cho người lao động.

3.1.1.4. Nhu cầu về nơi nghỉ - khách sạn

Nhu cầu về khách sạn được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình của khách, cũng như số người nghỉ chung trong 1 phòng và được tính theo công thức sau:

Nhu cầ𝑢ố phòng = Số lượt khách × Số ngày lưưu trú trung bình

365ngàynăm× Công suất sửử dụụngphòngnăm ×SốPhòngkhách

(Nguồn: Marketing du lịch, Trần Ngọc Nam, NXB Hồng Đức)

Trong đó, theo dự báo trên:Số ngày lưu trú trung bình từ 3 – 4 ngày với khách quốc tế, và từ 2 – 3 ngày khách nội địa.Dự kiến công suất sử dụng phòng hàng năm sẽ đạt khoảng 60 – 65%.

Theo xu hướng chung, mỗi phòng được bố trí 1 hoặc 2 giường, ứng với 2 – 4 người/phòng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 86 - 88)