Định hướng phát triển thị trường dulịch

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 77 - 84)

2.6.2.1. Thị trường quốc tế

Khách quốc tế hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ đối với du lịch Cà Mau. Năm 2009 toàn tỉnh đón 705.500 lượt khách nhưng thị trường quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng 1,9% (13.400 lượt khách quốc tế). Tuy nhiên thị trường này có xu hướng tăng trưởng mạnh thời gian qua, liên tục vượt chỉ tiêu theo tính toán dự báo trước đó. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,4%/năm trong giai đoạn 2000-2009.

Do điều kiện hạ tầng giao thông đối ngoại, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường gửi khách quốc tế lớn nhất của Cà Mau hiện nay.

Hiện nay khách quốc tế đến Cà Mau chủ yếu bằng đường bộ, trong các chương trình kết hợp với các điểm đến khác trong vùng. Bên cạnh mục đích du lịch tham quan thuần túy, thị trường khách du lịch với mục đích du lịch công vụ, thương mại đang nổi lên là một thị trường quan trọng, có mức tăng trưởng cao do thị trường này gắn với tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển rất sôi động tại Cà Mau trong thời gian qua.

Hiện nay cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Cà Mau gần tương đồng với cơ cấu khách quốc tế đến đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng thị trường các nước Đông Bắc Á là cao nhất, khoảng 50%, gồm các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, Đài Loan. Tiếp theo là thị trường các nước Tây Âu (khoảng 30%), Bắc Mỹ (khoảng 10%) và 10% là các thị trường khác như Đông Âu, châu Đại Dương và ASEAN. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng ASEAN chính là thị trường tiềm năng quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau trong tương lai.

Trong tương lai gần, cơ cấu thị trường khách quốc tế của Cà Mau nhìn chung sẽ không có những thay đổi lớn, tuy nhiên về lâu dài thị trường ASEAN sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, đặc biệt là thị trường khách du lịch công vụ.

Về hướng tiếp cận của các thị trường quốc tế, khi chưa mở đường bay với các may bay cỡ lớn tới Cà Mau thì trước mắt đường bộ vẫn là hướng tiếp cận quan trọng nhất của khách quốc tế. Tuy nhiên với những đầu tư thích đường thủy sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với sự phát triển của sân bay Trà Nóc và Phú Quốc (thành các sân bay quốc tế), các điểm gửi khách Cần Thơ và Phú Quốc cũng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với Cà Mau bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó đồng bằng sông Cửu Long có thể cung cấp các sản phẩm du lịch độc lập ra thị trường quốc tế.

2.6.2.2. Thị trường khách nội địa

Khách nội địa đến Cà Mau rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Những đối tượng thị trường chính như sau:

- Khách du lịch thương mại: chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các thành phố lớn khác. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm.

- Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Trong thời gian gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này tại Cà Mau hiện là lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tổ chức vào 13-16 tháng 2 Âm lịch hàng năm... Lễ hội Sông Đốc ngày càng thu hút nhiều người tham gia từ các địa phương trong vùng.

- Du lịch tham quan thắng cảnh: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi. Các địa danh đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là mũi Cà Mau, hòn Đá Bạc, đầm Thị Tường.

- Du lịch sinh thái: Chủ yếu ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên…, mà tiêu biểu là vườn quốc gia u Minh Hạ, VQG Đất Mũi, rừng đặc dụng thuộc các Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Ngọc Hiển và U Minh Hạ... Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

- Du lịch cuối tuần: Đối tượng là người dân địa phương và một số khu vực lân cận. Loại hình này có xu hướng phát triển, đặc biệt người lao động hiện có thời gian nghỉ ngơi dài hơn, điều kiện kinh tế cũng luôn được cải thiện. Điểm thu hút khách nghỉ cuối tuần của Cà Mau hiện nay là hòn Đá Bạc và Khai Long.

Hiện tại, do năng lực hàng không còn hạn chế, nên lượng khách qua con đường này còn nhỏ (ước tính hàng năm chỉ có khoảng 30 ngàn lượt người bay đến Cà Mau hiện nay). Lượng khách du lịch đến bằng đường thủy cũng còn ít do nhiều hạn chế khác nhau, đặc biệt là về phương tiện. Chủ yếu khách đến Cà Mau bằng đường bộ.

Lượng khách ngoại vùng đến Cà Mau lớn nhất là từ thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong tổng thị trường khách nội địa, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khách nội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong tương lai gần, cơ cấu thị trường này sẽ không có biến động lớn. Khách nội vùng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là khách TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khác từ Hà Nội, Đà Nẵng cũng như các địa phương khác.

Với sự phát triển của sân bay Trà Nóc, sân bay mới Phú Quốc tại Dương Tơ, chắc chắn sẽ có sự thay đổi về cơ cấu thị trường khách du lịch đến Cà Mau phân theo phương tiện tiếp cận. Đặc biệt với việc tăng cường các chuyến bay trực tiếp từ Hà Nội cũng như các địa phương khác ở miền Bắc và miền Trung hoặc từ quốc tế, cơ cấu thị trường khách du lịch Cà Mau sẽ có nhiều biến động tích cực cùng với việc phát triển các tuyến du lịch nội vùng thuộc bán đảo Cà Mau cũng như vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.

2.6.2.3. Những hạn chế

Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng nhìn tổng thể, ngành di lịch Cà Mau còn rất nhiều khó khăn, hạn chế và đang đứng trước mâu thuẫn cần giải quyết. Đáng quan tâm nhất là những vấn đề sau đây:

Ngành du lịch Cà Mau đang ở trình độ tương đối thấp so với các trung tâm du lịch lớn trong nước và các nước trong khu vực. Trong khi đó, trong khi đó sự chuẩn bị để hội nhập với du lịch thế giới và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước chưa được đặt ra một cách cấp bách và đúng mức về vấn đề tổ chức bộ máy, con người, kinh nghiệm và những hiểu biết cần thiết trong điều hành..

Công tác quy hoạch phát triển tổng thể ngành Du lịch của tỉnh triển khai chậm và thiếu sự chỉ đạo phối hợp đồng bộ. Hoạt động du lịch mang tính tự phát thiếu hẳn định hướng chung làm nền tản khoa học.

Cơ sở vật chất ngành Du lịch và các cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch có cải tiến nhưng vẫn còn bất cập so với yêu cầu. Đầu tư phát triển du lịch chưa mạnh dạn. Các loại vốn dùng để phát triển du lịch kể cả xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, trang thiết bị, quy hoạch, xây dựng dự án cũng như vốn lưu động cho các doanh nghiệp còn quá khiêm tốn, không đủ khả năng để mở rộng kinh doanh.

Cà Mau có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú có sức thu hút, nhưng phần lớn ở dạng phế tích, nay đã dần dần được nâng cấp và phục hồi lại, ngoài ra còn tạo các mô hình để cho du khách hiểu rõ hơn về sự khốc liệt của các cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp. Việc phục chế tôn tạo lại di tích, danh lam thắng cảnh đã được đặt ra nhưng thiếu sự tập trung, thiếu vốn, thiếu người có đủ năng lực, trình độ quản lý để điều hành…nên tiến độ thực thi còn chậm.

Tình hình các công ty du lịch mọc lên như “nấm” một cách thiếu hệ thống, một số công ty chỉ hoạt động trong thời gian ngắn hoặc chỉ hoạt động trong những ngày cao điểm, thả nổi chất lượng dịch vụ, về khách sạn nhà hàng, hướng dẫn viên chưa đạt chuẩn. Điều này chứng tỏ công tác quản lý nhà nước chưa thật nề nếp, kỷ cương; sự phối hợp trong quản lý chung và quản lý chuyên ngành chưa thật chặt chẽ và đồng bộ, các thành phần tham gia kinh doanh du lịch đang trong tình trạng có quá nhiều cơ quan pháp luật, kinh tế, tài chính tham gia quản lý, chi phối nhưng lại không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động này. Nhìn chung, quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn quá nhiều sơ hở, lỏng lẻo, vưà bức bách, gò bó.

Du lịch Cà Mau đang tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế như đã phân tích ở trên, quy tụ lại trong các mâu thuẫn lớn cần xử lý sau đây:

- Mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng nguồn khách du lịch nhưng với năng lực đáp ứng của cơ sở lưu trú và dịch vụ tương hỗ hiện tại vốn đang rất thiếu thốn. Mâu thuẫn này không phải một sớm một chiều giải quyết được mà nó đòi hỏi phải có thời gian, có quy hoạch, kế hoạch phát triển, có đủ nguồn vốn…hướng giải quyết chủ yếu là: một mặt tính toán xây dựng thêm cơ sở lưu trú, dịch vụ có chất lượng cao ở các trung tâm du lịch, mặt khác tận dụng các nhà khách, nhà nghỉ tập trung nâng cấp phục vụ khách du lịch đang tăng nhanh.

- Mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với khả năng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành liên quan, hệ thống giao thông và khả năng tôn tạo, phục chế, trùng tu các di tích, danh thắng. Đây là mâu thuẫn có tính chất tổng hợp cần phải có sự

phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo thống nhất tập trung của tỉnh theo một kế hoạch đồng bộ. Quan điểm xử lí là chọn vấn đề bức xúc tập trung giải quyết trước, đồng thời có kế hoạch xử lý một cách cơ bản theo quy định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu đa dạng nguồn khách, loại khách với chất lượng phục vụ của đội ngủ cán bộ, nhân viên ngành du lịch.Xử lý mâu thuẫn này chủ yếu là tập trung đầu tư vào việc bồi dưởng đào tạo vừa dài hạn, chính quy và đào tạo tại chức, ngắn hạn cho đội ngũ quản lý và nhân viên tác nghiệp. Đồng thời, có chính sách thỏa đáng để tuyển nhân viên có khả năng trình độ đáp ứng được yêu cầu các loại khách nhất là khách quốc tế ở các bộ phận thật sự cần thiết trước mắt và lâu dài.

- Mâu thuẫn giữa việc khuyến khích, thu hút khách du lịch quốc tế, nhà đầu tư, thương gia... đến du lịch, tìm cơ hội hợp tác với xuất nhập cảnh và cơ chế quản lý hải quan còn phiền hà hiện nay.Việc giải quyết mâu thuẫn này vừa thuộc trách nhiệm của trung ương địa phương và ngành chủ quản; vừa là trách nhiệm quản lý vi mô vừa là trách nhiệm quản lý vĩ mô. Một mặt đòi hỏi quản lý nhà nước trong khi cải cách nền hành chính quốc gia cần chú ý đúng mức đến việc cải cách cơ chế, thủ tục xuất nhập cảnh và thủ tục hải quan phù hợp với quan điểm, chính sách mở cửa hội nhập vừa đòi hỏi các ngành hải quan địa phương cải tiến đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình thực thi công vụ.

- Mâu thuẫn giửa việc mở cửa thu hút khách với khả năng sẳn sàng đón tiếp và việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và chống các tệ nạn xã hội… Mở cửa bao giờ cũng kéo theo cả mặt tốt lẫn mặt xấu, cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ liên ngành bằng các quy chế, quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ và cụ thể. Tự thân các ngành chức năng tự xây dựng kế hoạch chuyên đề theo chức năng, quyền hạn của mình, trong đó khả năng đề kháng, phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng.

2.6.2.4. Nguyên nhân khó khăn

Tuy có tiến bộ bước đầu, nhưng ngàng du lịch Cà Mau còn nhiều khó khăn, yếu kém và mâu thuẫn lớn. Nguyên nhân tình hình có nhiều nhưng nổi lên nguyên nhân sau đây:

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa tích cực mở rộng thị trường và tổ chức mạng lưới kinh doanh hợp lý; chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù, chưa chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ.

- Thị trường mục tiêu chưa được xác định vì thế chưa tập trung được các khả năng, biện pháp để khai thác, chiếm lĩnh thị trường truyền thống và mở rộng thị trường du lịch khác. Các loại hình du lịch chủ yếu cũng chưa xác định được năng lực thật đúng để huy động các năng lực vố có hoặc liên doanh liên kết phát triển mạnh mẽ phù hợp với nhu cầu khách quan.

- Mạng lưới kinh doanh du lịch chậm được sắp xếp và tổ chức hợp lý để thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN. Một số vệ tinh như: văn phòng đại diện, trạm đại diện, chi nhánh…ở các tỉnh và các nước trong khu vực tuy có tổ chức, nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp.

- Sản phẩm du lịch chuyên đề chưa được đầu tư phát triển, sản phẩm du lịch đặc thù cũng chưa được quan tâm bằng một chiến lược được hoạch định rõ ràng, chất lượng phục vụ cả phương diện thái độ phục vụ, kiến thức và trình độ…còn thấp so với yêu cầu.

- Các cơ chế, chính sách, pháp luật quản lý vĩ mô trong lĩnh vực du lịch chưa được xiết chặt, có nơi có lúc còn buông lỏng, bỏ chống vai trò quản lý nhà nước.

- Nhiều loại quy định, quy chế quản lý du lịch hoặc các lĩnh vực liên quan đến du lịch như: quy chế quản lý người nước ngoài, quy chế bảo vệ môi trường, quy chế bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, quy chế quay phim chụp ảnh, quy chế quay phim chụp ảnh…chưa được các chứa năng nghiên cứu, ban hành dẫn đến

hai khuynh hướng: khách du lịch tự do đi lại, hoạt động và ngược lại họ bị hạn chế một cách tùy tiện.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 77 - 84)