Về xu hướng phát triển của ngành dulịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 73 - 77)

Quan điểm phát triển chủ đạo của du lịch Cà Mau là phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh doanh du lịch, hài hòa giữa các lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, quan điểm đầu tư tập trung là then chốt (đất Mũi và khu dự trữ sinh quyển) nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của Cà Mau với các địa phương khác trong vùng.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng phát triển du lịch cả nước, tiềm năng, nguồn lực du lịch Cà Mau, hiện trạng và xu hướng tăng trưởng các dòng khách đến Cà Mau, vùng ĐBSCL và cả nước, hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất của tỉnh, xu hướng tăng trưởng dòng khách trên các tuyến quốc gia và các dự án đầu tư có liên quan tới du lịch trên địa bàn Cà Mau và các tỉnh phụ cận, các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau thời kỳ đến 2020 (và tầm nhìn đến 2030) được xây dựng theo 3 kịch bản:

- Phương án thấp: được xây dựng dựa trên tính toán tốc độ tăng trưởng hiện nay của du lịch Cà Mau, phù hợp với phương án thấp của định hướng phát triển du lịch quốc gia và vùng.

- Phương án trung bình: được tính toán cao hơn tốc độ tăng trưởng hiện nay, phù hợp với tiềm năng của tỉnh và định hướng của Tỉnh ủy. Đây là phương án phù hợp với xu thế phát triển chung và được lựa chọn làm phương án chủ đạo cho các tính toán dự báo chỉ tiêu phát triển, Tuy nhiên phương án này cần có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất ngành và đặc biệt là đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đây là phương án được chọn làm cơ sở tính toán định hướng quy hoạch.

- Phương án cao: là phương án có tốc độ phát triển cao nhất. Phương án này là phương án dự phòng khi các điều kiện phát triển có những thuận lợi đột biến, và các thị trường cạnh tranh gặp những bất lợi đặc biệt.

Bảng 2.6: Dự báo lượt khách đến Cà Mau thời kỳ đến 2020 (phương án chọn) Loại khách Hạng mục 2013 2014 2015 2020 Khách quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) 13,4 15 30 50 Ngày lưu trú trung bình 1,5 1,6 1,8 2,0 Tổng số ngày khách

(ngàn) 20,1

24

Loại khách Hạng mục 2013 2014 2015 2020 Khách nội địa Tổng số lượt khách (ngàn) 692,1 750 1.150 1.650 Ngày lưu trú trung bình 0,8 1,0 1,4 1,8 Tổng số ngày khách

(ngàn) 553,7 750 1.610 2.970

(Nguồn: sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Cà Mau)

Với mức chi tiêu trung bình của khách theo các giai đoạn được dự kiến là: - Năm 2009: khách quốc tế: 50 USD; Khách nội địa: 15,4 USD

- Năm 2010: khách quốc tế: 50 USD; Khách nội địa: 16,4 USD

- Giai đoạn 2011- 2015:khách quốc tế: 60,0 USD; Khách nội địa: 20,0 USD - Giai đoạn 2016- 2020:khách quốc tế: 80,0 USD; Khách nội địa: 30,0 USD Vậy thì dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Cà Mau qua bảng 2.7.

Bảng 2.7: Dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Cà Mau

Đơn vị tính: triệu USD

Loại thu nhập 2009 (*) 2010 2015 2020

Thu nhập từ du lịch quốc tế 1,005 1,200 3,240 8,000 Thu nhập từ du lịch nội địa 8,521 12,000 32,200 89,100

Tổng cộng 9,526 13,200 35,440 97,100

Bảng 2.8:Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Cà Mau (phương án chọn)

(Theo giá so sánh 1994: 1USD = 11.000 đ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 (*) 2010 2015 2020 1. Tổng giá trị GDP của tỉnh Cà Mau (1) Tỷ đồng VN 12.689 14.377 27.339 53.212 Triệu USD 1.154 1.307 2.485 4.838 2. Tổng GDP của ngành du lịch Cà Mau Tỷ đồng VN 73,348 101,640 265,100 704,946 Triệu USD 6,668 9,240 24,100 64,086 3. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP của tỉnh % 0,58 0,71 0,97 1,32

4. Hệ số ICOR chung cho nền kinh tế tỉnh Cà Mau (1)

- - 4,4 4,0 3,1

5. Hệ số ICOR cho du lịch - - 4,0 3,5 3,0

6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Tỷ đồng VN - 113,168 572,110 1.319,538 Triệu USD - 10,288 52,010 119,958

(Nguồn: - (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 (phương án chọn).

- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

- (*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau.)

Trong đó dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch sẽ được huy động từ các nguồn:

- Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp trong tỉnh: 10% - Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác: 20%

- Vốn đầu tư tư nhân: 15%

- Vốn liên doanh trong nước:20%

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và/hoặc liên doanh:25%

Dự kiến nhu cầu phòng khách sạn ở Cà Mau là 2.700 buồng vào năm 2015, 4.600 buồng vào năm 2020.

Như vậy vào năm 2015 nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 4.100 và 8.200 lao động gián tiếp, vào năm 2020 các chỉ số tương ứng là 6.900 và 13.800.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 73 - 77)