Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 45)

2.1.2.1. Khí hậu

Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Nhiệt độ

trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,5°C, ở mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cứu Long.

Trong năm, nhiệt độ cực đại rơi vào tháng IV với nhiệt độ trung bình tháng đạt khoảng 27,6°C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm đạt 25°C và rơi vào tháng I. Biên độ dao dộng nhiệt năm trên toàn tỉnh khoảng hơn 2°

C.

Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng V đến tháng XI và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và rơi chủ yếu vào thời gian mùa mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 ngày mưa/năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm thường đạt 85,6% với cực tiểu rơi vào tháng 3 hàng năm(đạt xấp xỉ 80%).

Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình 1,6m-2,8m/s. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam hoặc Tây với vận tốc trung bình 1,8m- 4,5m/s. Cà Mau nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng có giông hoặc lốc xoáy.

2.1.2.2. Thuỷ văn, hải văn

Với hơn 250km đường bờ biển và có vị trí địa lý đặc biệt, Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước ta chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán nhật triều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều ở biển Đông tương đối lớn: 3,0m đến 3,5m vào các ngày triều cường và 1,8m đến 2,2m vào ngày triều kém.

Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc. Bên cạnh một số con sông khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, Sông Đốc, Trẹm... Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cứu Long là có mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ. Thống kê cho thấy trên địa bàn toàn tỉnh có 11 con sông lớn với tổng chiều dài là 416km. Lớn nhất trong số đó là con

sông Tam Giang (Cái Lớn) dài 58km, sâu 20m và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30km…

Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở dây chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm do địa hình thấp và có nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Cửa Bồ Đề (sông Tam Giang), cửa Bảy Háp (sông Bảy Háp), cửa Ông Đốc (sông Đốc) là những cửa sông rộng nhất ở đây (500m), cửa sông Gành Hào rộng 300m... Phần lớn các sông nội hạt Cà Mau đều chảy ra biển theo chế độ nhật triều và bán nhật triều. Phía ngoài cửa sông ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh, ảnh hưởng này giảm dần khi vào sâu trong nội địa.

Kết quả điều tra cho thấy, nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau khá phong phú với bảy tầng chứa nước. Trong đó, năm tầng từ tầng 2 đến tầng 6 là các tầng chứa nước mềm không bị nhiễm mặn. Tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17vạn m3/ngày đêm bằng khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng.

2.1.2.3. Tài nguyên sinh vật

Với diện tích 71.000km2 vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh quản lý cùng 105.080ha rừng (gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất), Cà Mau là tỉnh có đa dạng sinh học cao.

Biển Cà Mau được đánh giá là vùng trọng điểm của cả nước không chỉ vì có trữ lượng hải sản lớn mà còn vì sự phong phú đa dạng về chủng loại hải sản. Trữ lượng cá nổi ở vùng biển Cà Mau ước tính khoảng 320.000 tấn, cá đáy 530.000 tấn với 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lượng lớn như cá chim, cá thu, các hồng, cá gộc, cá trích, mực, sò huyết, cua biển, tôm thẻ, tôm sú, tôm sắt...

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cũng mang lại cho Cà Mau một nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt khá lớn. Nguồn lợi thuỷ sản này tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời với sự đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại.

Rừng Cà Mau là loại hệ sinh thái đặc thù ngập mặn ven biển quan trọng bậc nhất nước ta hiện nay gồm rừng ngập mặn và ngập lợ. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích lớn (khoảng hơn 35 ngàn ha) rừng tràm trong nội địa thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Trên các đảo ngoài khơi Cà Mau còn có một diện tích khoảng xấp xỉ 600ha rừng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo hải dương. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các loại rừng tự nhiên, không chỉ có giá trị cao về kinh tế mà còn có giá trị phòng hộ và bảo vệ môi trường.

2.1.2.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên ở đây kết hợp với nhau tạo cho Cà Mau nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn. Trong đó, có giá trị nhất đối với du lịch ở đây là tài nguyên rừng (gồm rừng ngập mặn và ngập lợ), tài nguyên sông nước và biển đảo.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Cà Mau từ 2006-2011

Khu vực kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 44,12 44,01 43,32 41,50 39,88 38,99 2. Công nghiệp, xây

dựng 33,35 33,02 32,80 34,37 35,94 35,99 3. Thương mại, dịch

vụ 22,53 22,97 23,88 24,13 24,18 25,02

(Nguồn:Tình hình kinh tế xã hội Cà mau, 2006-2011, Cục thống kê tỉnh Cà Mau)

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với những lợi thế của địa phương, Cà Mau đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định, đặc biệt với sự hình thành của cụm khí - điện - đạm.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 11,52%, giá trị GDP đạt 19.150 tỷ đồng. GDP đầu người đạt 17 triệu đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Sản lượng thủy sản năm 2009 là 390.000 tấn đạt 720 triệu USD.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng kết quả thực hiện các chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2010 so với kế hoạch và so với cùng kỳ đều tăng trưởng. Tổng sản phẩm (GDP) tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó khu vực ngư nông lâm nghiệp tăng 6,5%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 13,19%; khu vực dịch vụ tăng 13,20%. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 189.000 tấn, tăng 14,8%, trong đó có 57.000 tấn tôm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 308 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng lúa đạt khoảng 345.000 tấn.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 6.770 tỷ đồng (giá 1994) tăng 27%; trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 46% giá trị sản xuất toàn ngành. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm: chế biến hàng thủy sản 45.000 tấn; điện 4,97 tỷ KWh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội đạt 14.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều dự án đầu tư xây dựng đang thi công như: các tuyến đường ô tô về trung tâm xã, xây dựng trường học, bệnh viện, thủy lợi, hạ tầng đô thị v.v.. với tổng vốn giải ngân trong 6 tháng đầu năm 850 tỷ đồng. Xây dựng cầu theo Đề án xây dựng 1.588 cầu giao thông nông thôn đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 604 cây cầu. Một số dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc được đẩy nhanh tiến độ như: cầu trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn Đầm Cùng - Năm Căn, cầu Gành Hào 2, nhà máy Đạm Cà Mau, đặc biệt là tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp nhằm rút ngắn hành trình Cà Mau - Cần Thơ.

Trong 6 tháng qua có nhiều doanh nghiệp thành lập mới và bổ sung vốn kinh doanh với số vốn lên tới 2.200 tỷ đồng. Tình hình thu hút đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 19.000 tỷ đồng; nâng tổng số đến nay có 111 dự án, với tổng vốn đầu tư 28.688 tỷ đồng.

Thu ngân sách của tỉnh đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng 36%; hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đáp ứng được yêu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, với tổng dư nợ cho vay đến nay 9.850 tỷ đồng tăng trên 9% so với cùng kỳ minh chứng cho sự sôi động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn Cà Mau.

Hoạt động lĩnh vực văn hoá – xã hội, bảo vệ môi trường được quan tâm nên có chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình xã hội hoá giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao đang được đẩy mạnh, thu hút các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Tỉnh Cà Mau tổ chức “Tuần Lễ văn hoá – du lịch Đất Mũi”, tổ chức Hội thảo “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển Mũi Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, công bố Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau...

2.2. Tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau.

2.2.1.Yếu tố kinh tế

2.2.1.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Cấp điện:

Tính đến nay, lưới điện nông thôn của tỉnh Cà Mau đã được đầu tư 459 tỷ đồng, bằng nguồn vốn vay ODA và dự án lưới điện phân phối nông thôn (67 tỷ đồng) bằng vốn của EVN.

Hiện nay Cà Mau đã có 97/97 xã, phường, thị trấn có điện, đạt 100%; số người dân được sử dụng có điện đạt 91%. Tuy nhiên, do Cà Mau là địa phương có địa hình sông nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho 1 hộ dân rất cao (khoảng 10 triệu đồng), có thể tới gấp đôi so với nhiều địa phương khác trong vùng, vì vậy, mặc dù được huy động vốn lớn, nhưng số hộ dân có điện ở Cà Mau vẫn thấp hơn nhiều địa phương như Bến Tre (95%), Sóc Trăng (94%)…

Nguồn cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220 KV và các nhà máy điện diezel trong khu vực như Cà Mau, Cần Thơ, ô Môn, tổ hợp khí điện đạm Cà Mau.

Mục tiêu phát triển là phải đảm bảo cấp điện áp an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, nông nghiệp thủy sản, dịch vụ và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, có nguồn điện dự phòng 10 - 20%. Giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối.

Giao thông:

Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Hiện tuyến đường mới kết nối Cà Mau - Cần Thơ qua Hậu Giang đã hoàn tất, rút ngắn 40km hành trình từ Cần Thưo tới Cà Mau. Quốc lộ 63 là tuyến đường quan trọng thứ 2 trong tỉnh, kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia. Tuyến quốc lộ 1A cũng sẽ được kéo dài tới đất mũi nhằm hoàn tất kết nối đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh còn nhiều khó khăn do có nhiều sông, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ.

Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường thủy tỉnh Cà Mau có 1.886 sông, kênh, rạch với tổng độ dài gần 6.000 km; trong đó trên 700 km có tải trọng từ 50 tấn trở lên. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.

Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và

Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.

Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.

Cấp thoát nước

Cấp nước: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện nhiều chương trình vệ sinh, nước sạch đô thị và nông thôn, tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn khoan giếng nước sạch, hợp vệ sinh. Toàn tỉnh hiện có gần 160 công trình cấp nước nối mạng tập trung, 1.500 giếng nước khoan phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch lên 85% vào cuối năm 2010, trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài việc hỗ trợ từ Nhà nước, đóng góp của người dân, tỉnh cũng huy động nhiều nguồn lực đầu tư, cung cấp nước sạch tập trung ở các khu trung tâm, cụm, tuyến dân cư; nhất là ưu tiên cấp nước cho vùng sâu, vùng nông thôn đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

Thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn, song nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông tại Cà Mau đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tế ven biển đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Bưu điện Cà Mau đã có đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet, bưu chính uỷ thác v.v..

Mạng lưới Bưu chính phát hành báo chí của tỉnh đã có 50 bưu cục các loại, 38 điểm bưu điện văn hoá xã. Toàn tỉnh hiện có 944 km đường thư với 51 tuyến được nối liền với các tỉnh và các huyện trong tỉnh. Các hành trình vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí, thư liên tỉnh, nội tỉnh đều ổn định và đảm bảo kịp thời gian.

Mạng viễn thông được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ gồm: mạng điện thoại cố định, mạng truyền dẫn, mạng di động, mạng Internet, mạng dịch vụ khác. Hiện nay mạng Viettel, mạng MobiFone đang phát triển nhanh, phục vụ khá tốt khách hàng; Bưu điện tỉnh đã đưa vào sử dụng đường truyền dẫn cáp quang cho 15 trạm viễn thông. Máy điện thoại hiện có trên mạng 170.090 máy cố định, đạt mật độ 13,5 máy/100 dân và trên 800.000 thuê bao di động. Toàn tỉnh hiện có gần 17.000 thuê bao internet.

Trong tương lai, internet sẽ là phương tiện quản lí, giao thương, liên lạc

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 45)