Số lượng khách dulịch tỉnh đã đạt được trong ba năm gần đây (khách

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 67 - 69)

Với lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, điều kiện giao thông đường không và đường thủy phát triển, Cà Mau có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch so với nhiều địa phương khác trong vùng.

2.4.1.1. Thực trạng lượng khách du lịch

Lượng khách du lịch Cà Mau (bao gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Cà Mau nhìn chung trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, với tốc độ trung bình từ trên 24%/năm (trong giai đoạn 2006-2011). Tuy nhiên sự tăng trưởng về dòng khách tới Cà Mau có một số đặc thù sau:

Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch đến Cà Mau Năm Lượt khách Trong đó Khách Quốc tế Khách Nội địa Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 2006 459.530 10.467 2,3% 449.063 97,7% 2007 560.000 12.500 2,2% 547.500 97,8% 2008 689.494 16.614 2,4% 672.800 97,6% 2009 705.500 13.400 1,9% 692.100 98,1% 2010 800.743 14.338 1,8% 786.405 98,2%

Năm Lượt khách Trong đó Khách Quốc tế Khách Nội địa Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 2011 912.846 15.198 1,7% 897.648 98,3% Tăng TB 15% 9,2% - 15,1% - Tăng TB 2000- 2011 21,9% 13,9% - 22,1% -

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau

Khách du lịch nội địa

Dòng khách nội địa luôn tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng không đều, có xu hướng tăng trưởng chậm lại (giai đoạn trước 2006 tăng trung bình gần 30%/năm, giai đoạn sau tăng TB 15%/năm, năm 2010 tăng hơn 2009 1% và năm 2011 tăng hơn 2010 là 1%. )

Thời gian lưu trú của khách nội địa thấp, chỉ khoảng 1 ngày. Khách nội địa có mục đích du lịch chủ yếu là tham quan và khách doanh nhân, thăm thân. Thị trường khách chủ yếu là nội vùng, và khách từ TP Hồ Chí Minh

So với các địa phương trong vùng Cà Mau thu hút lượng khách nội địa rất cao (17% lượng khách có lưu trú) cao hơn cả các trọng điểm là Kiên Giang và Cần Thơ.

Nhìn chung, khách du lịch nội địa đánh giá cao tiềm năng tài nguyên của Cà Mau, tuy nhiên chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập.

Khách du lịch quốc tế

Lượng khách quốc tế đến Cà Mau năm 2006 là 10.467 và năm 2011 là 897.648.

Lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng khách du lịch, khoảng 2-3% (và có xu hướng giảm do sự tăng trưởng mạnh của dòng khách nội địa)

Lượng khách quốc tế luôn tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần

Thời gian lưu trú trung bình thấp khoảng gần 2 ngày, nhưng xu hướng ngày càng kéo dài.

Tài nguyên du lịch hạt nhân Cà Mau không phù hợp với thị trường khách quốc tế chủ yếu của nước ta hiện nay: đó là du lịch biển, tham quan di tích, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, du lịch nông thôn... tuy nhiên những tài nguyên khác có khả năng thu hút mạnh thị trường quốc tế nếu được đầu tư nghiên cứu phát triển

Khác du lịch quốc tế đến Cà Mau chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn vùng (khoảng 1,3%) chỉ nhiều hơn các tỉnh Long An, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Mục đích của khách du lịch quốc tế đến Cà Mau chủ yếu là tham quan, thương mại

Tỷ trọng thị trường các nước Đông Bắc Á là cao nhất, khoảng 50%, gồm các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, Đài Loan. Tiếp theo là thị trường các nước Tây Âu (khoảng 30%), Bắc Mỹ (khoảng 10%) và 10% là các thị trường khác như Đông Âu, châu Đại Dương và ASEAN. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng ASEAN chính là thị trường tiềm năng quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau trong tương lai.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hoạt động Marketing du lịch cho tỉnh Cà Mau (Trang 67 - 69)