Thực trạng tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES VN) (Trang 59)

2

3.1.2Thực trạng tổ chức công tác kế toán

3.1.2.1 Chính sách kếtoán áp dụng tại công ty

Hình thức kếtoán: Nhật ký chung

Hạch toán thuếGiá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ Phương pháp xuất kho: Nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp khấu hao: theo phương pháp đường thẳng

3.1.2.2 Hình thức tổchức hệthống sổsách tại GES VN

Công ty GES VN hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, tuân thủ các chuẩn mực Kế toán hiện hành, sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 mục đích theo dõi theo từng nhóm đối tượng chi phí tính giá thành.

Vềchứng từsửdụng:

Đối với tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng mua sắm, giấy

đềnghị tạmứng công tác, giấy đềnghị thanh toán, quyết toán công tác phí, biên bản kiểm quỹ.

Đối với nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ dụng cụ: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê hàng tồn kho.

Đối với tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, giấy đề nghị sử

dụng máy tính cá nhân phục vụcông việc.

Đối với người lao động: bảng chấm công, danh sách lương thưởng, bảng theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm xã hội.

GES VN sửdụng hình thức “Nhật ký chung” đểghi chép các nghiệp vụkinh tếphát sinh thông qua hệthống cơ sởdữliệu Excel.

Sơ đồ3.2: Nhật ký chung

(Nguồn: phòng Tài chính–Kếtoán, GES VN)

Ghi chú :

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc ghi định kỳ Đối chiếu kiểm tra

Việc nhập liệu chia thành từng mảng chính theo từng phần hành kế toán cụ

thể như kế toán thanh toán chịu trách nhiệm lập phiếu thu, phiếu chi; kế toán kho, lập phiếu xuất nhập kho; kế toán thuế theo dõi các khoản thuế nộp ngân sách nhà

nước.

Tất cả các dữ liệu kế toán được lưu trên phân vùng chung của bộ phận kế

toán, kế toán viên chịu trách nhiệm cho phần hành công việc được phân công có

đầy đủ tất cảcác quyền đọc, chỉnh sửa, xóa bỏ nội dung đó, những thành viên còn lại được quyền vào xem.

Sổ, thẻkếtoán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổnhật ký chuyên dùng Chứng từgốc Sổnhật ký chung Sổcái Bảng cân đối số phát sinh

3.1.2.3Sơ đồtổchức bộmáy kếtoán tại công ty GES VN

(Nguồn: phòng Tài chính–Kếtoán, GES VN)

Sơ đồ 3.3: Sơ đồtổchức bộmáy công tác kếtoán tại công ty GES VN

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức công tác kế toán tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GES VN trước ban giám đốc cũng như theo quy định của luật.

Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu từ kế toán các phần hành, xử lý, hạch toán các nghiệp vụkinh tếphát sinh, chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định, và các báo khác theo yêu cầu Ban giám đốc, Ban quản lý Khu Công NghệCao.

Kế toán quản trị: lập các báo cáo chi phí phát sinh theo các mảng kinh doanh của công ty theo từng tháng, lập các báo cáo quản trị chi phí theo từng dựán riêng và các yêu cầu quản trịkhác từ Ban Giám Đốc.

Kếtoán tiền lương Kếtoán thuế Kếtoán thanh toán Kếtoán ngân hàng Kếtoán công nợ Kếtoán giá thành Kếtoán XNK Kếtoán TSCĐ Kếtoán kho Kếtoán các phần hành Kếtoán quản trị Kếtoán tổng hợp Kếtoán trưởng

Kếtoán các phần hành:

Kế toán thuế: tập hợp theo dõi các khoản khấu trừthuế, lập, gửi đúng thời hạn báo cáo hàng tháng theo đúng quy định.

Kế toán tiền lương: căn cứ vào hợp đồng lao động, bảng chấm công do nhân sự theo dõi, kế toán tiền lương tính, trích lập các khoản theo lương và thanh toán lương cho nhân viên.

Kế toán thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt, lập các phiếu thu, chi sau khi nhận đầy đủcác chứng từthanh toán hợp lệ (như báo cáo công tác phí, cùi vé máy bay, vé đi lại, hóa đơn khách sạn, phiếu đổi tỷgiá,

…) trình kế toán trưởng và ban giám đốc phê duyệt.

Kếtoán ngân hàng: thực hiện các nghiệp vụphát sinh thông qua ngân hàng, kiểm tra, theo dõi hợp đồng các khoản nợ đến hạn thanh toán, lập phiếu ủy nhiệm chi thanh toán.

Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn, trích lập các khoản dựphòng nợ khó đòi bên cạnh theo dõi các công nợ đến hạn cần thanh toán.

Kếtoán giá thành: Căn cứ vào tình hình thực tếsản xuất kếtoán giá thành chịu trách nhiệm lập các phiếu tính giá thành cho các mặt hàng sản xuất.

Kế toán xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình, nhập khẩu, xuất khẩu qua tờ

khai hải quan, đối chiếu nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất để thanh khoản.

Kếtoán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, mục

đích sửdụng tài sản cố định, đăng ký, trích lập khấu hao.

Kếtoán kho: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ

dụng cụ, tài sản ký gửi của khách hàng. Căncứvào phiếu đềnghịnhập kho, đềnghị

xuất kho được ký duyệt thủkho lập các phiếu nhập kho, xuất kho cho từng lần nhập kho, xuất kho và gửi đến kếtoán kho theo dõi,đối chiếu.

3.2 Thực trạng tổchức công tác kếtoán quản trị tại công ty

Hiện tại, GES VN đã bước đầu quan tâm thực hiện kế toán quản trị tại công ty. Tuy nhiên vẫn chưa quan tâm thực hiện một cách đúng mức, bài bản kế toán quản trị mà chỉ chú trọng thu thập, tổ chức, hạch toán sổ sách phục vụ báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho các cơ quanhữu quan theo luật định.

Một số nội dung kếtoán quản trị được thực hiện dưới dạng lập dự toán chi phí, kếtoán trách nhiệm tuy nhiênchưa xây dựng được cách phân tích chi phí theo cáchứng xử, tiêu chíđánh giá trách nhiệm, lập dựtoán một cách đầy đủ.

3.2.1 Dựtoán chi phí tổng hợp

Căn cứ vào tình hình chi phí phát sinh hàng tháng để thu thập tất cả các chi phí theo các tiêu chí vềcác khoản mục chi phí như công tác phí, tiền lương, phí tiếp khách, dịch vụ điện thoại, cáp mạng viễn thông, chi phí cho từng dự án, phí xuất nhập khẩu, vé máy bay, bảo hiểm di chuyển, phí vận chuyển, các khoản chi phí

khác,.... sau đó phân loại theo các nhóm cần tập hợp chi phí.

Căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh được tập hợp của tháng này, và các sự

kiện, kế hoạch sản xuất của tháng tiếp theo nhân viên kế toán quản trị sẽ dựa vào kinh nghiệm của mìnhđể đưa ra ước tính cho các khoản mục chi phí cho tháng tiếp theo từ đó sẽcó bảng dựtoán ngân sách cho tháng kếtiếp.

Đính kèm phụlục 1: Chi phí hoạt động hàng tháng

Ưu điểm, nhược điểm công tác lập dựtoán Ưu điểm:

Việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục như trên giúp nhà quản trịdễdàng hiểu được từng khoản mục trong nhóm cần tập hợp chi phí. Cách tập hợp chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn giản dễdàng thực hiện.

Cách lập khá đơn giản, ước tính chi phí (hàng tháng) theo từng nhóm dựa trên các khoản mục chi phí thực tếphát sinh,phần lớn không dùng đến các kỹthuật của kếtoán quản trị. Cách tập hợp chi phí theo từng khoản mục như trên giúp nhà

Công tác lập được tập trung tại phòng Tài chính - Kếtoán bên cạnh sựhỗtrợ

của các phòng ban khác. Bước đầu thểhiện được trách nhiệm của từng phòng ban trong việc lập dựtoán, cũng như vềchi phí của nhóm được tập hợp.

Nhược điểm:

Công tác lập các ước tính chi phí của từng nhóm chỉ tập trung tại phòng Tài chính - Kếtoán, tuy có tìm hiểu thông tin từcác phòng ban nhưng chưa thật sựgắn trách nhiệm trong thông tin đưa ra cũng như các phòng ban có những thông tin không thể tiết lộ ra bên ngoài do đó có thể dẫn đến các chi phí ước tính thiếu tính

đầy đủ, kịp thời trong việc cập nhật các phát sinh dự kiến theo yêu cầu thực tế từ

các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc lập kếhoạch luôn trong tình thếbị động, do phụthuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng nên thông tin thểhiện chỉ mang tính thống kê, hình thức chứ chưa

thểhiện được bản chất đúng nghĩa của việc lập dựtoán. Bên cạnh đó việc lập được thực hiện theo phương pháp thủ công gây lãng phí về mặt thời gian, không tạo ra

được giá trị gia tăng.

Nhận xét chung vềcông tác lập dựtoán tại GES VN

Nhìn chung công ty đã thực hiện dự toán dưới dạng các ước tính cho từng nhóm chi phí. Tuy nhiên,các ước tính này chỉ mang tính hình thức, dừng lại ở mức

độthống kêchưacung cấpđược cái nhìn tổng thểdựtoán, giúp nhà quản trịnhận ra

được thuận lợi, thách thức cũng như phương hư ớng hoạch định trong ngắn hạn và dài hạn. Để nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán, GES VN cần định rõ các bộ

phận, cá nhân tham gia lập dự toán, đồng thời cần lập bổ sung một số dự toán như

dự toán nguyên vật liệu, dự toán nhân công, dự toán công tác phí, dự toán chi phí sản xuất chung, dựtoán chi phí bán hàng, dựtoán tiền,…..

3.2.2 Kếtoán chi phí và tính giá thành

Công ty GES VN phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp dựa trên đối tượng tính giá thành mà chi phí đó tham gia vào. Chi phí trực tiếp chi phối trực tiếp đến cụ thể một đối tượng tính giá thành, chi phí gián tiếp liên quan

Công đoạn tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo đơn đặt hàng, các khoản mục tính giá thành gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.

3.2.2.1Đối với khối sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:là dự án như dự án sản xuất Giá đỡ

(Jig), dựán sản xuất Wire Bonder (WB), dựánRobot, ….

Đối tượng tính giá thành: là sản phẩm của từng dựán từng dự án như: sản phẩm giá đỡ của dựán Jig, Thiết bị nối chân vi xửlý của dựán WB, Robot của dự

án Robot, ….

Kỳtính giá thành: hàng tháng vào ngày cuối của tháng.

Phương pháp tập hợp và phân bổchi phí:

Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

căn cứvào chi phí thực tếphát sinh sẽ được hạch toán trực tiếp cho từng dựán. Khoản chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 của từng dựán

căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng hóa dịch vụ do trưởng dựán phê duyệt và các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chi phí chung cho phân xưởng. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các bộ

phận liên quan được căn cứ vào doanh thu trong kỳcủa các dựán.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:theo phương pháp chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Phương pháp tính giá thành thành phẩm:phương pháp giản đơn. Chi phí được phân loại khi tính giá thành thành phẩm tại GES VN:

Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí tính trực tiếp cho đối tượng tính giá thành gồm có:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tấm Jig, thanh Bus, thanh đực, thanh cái, bộ đệm, châm cắm, vòngđệm (cho chốt), vòng nhựa định vị,…

Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của

người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.

Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí phục vụcho sản xuất nhưng phát sinh mang tính chất chung của tổng thể, không gắn liền cho từng đối tượng, và

thường được phân bổ dựa vào tiêu thức phân bổ. Chi phí này gồm: lương và các

khoản phụ cấp của ban quản lý xưởng, các khoản trích theo lương, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, đện thoại,…), khấu hao tài sản.

Để tính giá thành sản phẩm, GES VN tập hợp chi phí theo các khoản mục sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sản phẩm, để tập hợp khoản chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp”

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm được tính theo công thức sau: Chi phí NVLsửdụng cho sản phẩm A = Số lượng sản phẩm A sản xuất x Chi phí NVL cho 1 đơn vịsản phẩm A

Với chi phí NVL cho 1 đơn vị sản phẩm được tính dựatrên định mức NVL của từng loại sản phẩm và đơn giá tương ứng của từng loại nguyên vật liệu được tính theo công thức sau:

Chi phí NVL cho 1 đơn

vịsản phẩm A =

Định mức NVL cho 1

đơn vịsản phẩm A x Đơn giá

Đính kèm phụlục 2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm Giá đỡ

Chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản phụ cấp của người lao

động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.

Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sản phẩm, để tập hợp khoản chi phí này kế

toán sửdụng tài khoản 622“Chi phínhân công trực tiếp”.

Đính kèm phụlục 3: Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm Giá đỡ

Chi phí sản xuất chung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chi phí sản xuất chung, GES VN chia thành 2 loại gồm:

Chi phí sản xuất chung trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất chung gián tiếp phát sinhở bộphận quản trịtài sản,… Tất cảcác chi phí sản xuất chung sẽ được tổng hợp vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất

chung”và phân bổtheo doanh thu cho từng loại sản phẩm vào cuối mỗi tháng.

Đính kèm phụlục 4: Chi phí sản xuất chung sản phẩm Giá đỡ

Giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm được tổng hợp từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Đính kèm phụlục 5: Giá thành sản phẩm Giá đỡ

Đánh giá sản phẩm dởdang cuối kỳ:

Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp. Chi phí SXDD cuối kỳ = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ Tính giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm được tính theophương pháp giản đơn và tính vào ngày

Giá thành sản phẩm = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ

3.2.2.2Đối với khối cungứng dịch vụ

Cũng tương t ự nhưkhối sản xuất, tuy nhiên khối cungứng dịch vụkhông sử

dụng nguyên vật liệu trực tiếp. Cụthể như sau:

Đối tượng tập hợp chi phí cung ứng dịch vụ: là dự án như dựán TTL, dự

án ASMI, dựán DNS, dựán Rudolph, ….

Đối tượng tính giá thành: là dịch vụkỹthuậtcung cấp cho từng dựán,….

Kỳtính giá thành: hàng tháng vào ngày cuối của tháng.

Phương pháp tập hợp và phân bổchi phí:

Các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào chi phí thực tế phát

sinh như bảng chấm công, bảng lương sẽ được hạch toán trực tiếp cho từng dựán. Khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc cung ứng dịch vụkỹ thuật ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES VN) (Trang 59)