Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES VN) (Trang 44 - 45)

2

2.5.3.2Phân loại chi phí

Phân loại theo chức năng hoạt động: theo cách phân loại này thì chi phí

được chia thành hai loại đó là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳnhất định, bao gồm 3 yếu tố cơ bản: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung của toàn doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo mối quan hệvới thời kỳ xác định kết quả kinh doanh: theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc

mua hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với doanh nghiệp thương mại thì giá mua cộng với chi phí thu mua.

Chi phí thời kỳ: để xác định kết quả kinh doanh, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: theo

cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng sửdụng

và được tính thẳng cho đối tượng sửdụng nó.

Chi phí gián tiếp: là những chi phí không thể tính thẳng cho đối tượng sử

dụng mà phải phân bổtheo tiêu thức phù hợp.

Phân loại chi phí theo cáchứng xử chi phí: theo cách phân loại này chi

phí được chia thành 3 loại đó là biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bất biến) và chi phí hỗn hợp.

Biến phí: là chi phí mà tổng sốcủa nó sẽ thay đổi khi mức độhoạt động thay

đổi. Biến phí tính cho một đơn vị hoạt động là không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động.

Định phí: là chi phí mà tổng số của nó sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt

động thay đổi. Tuy nhiên nếu tính cho một đơn vịhoạt động thìđịnh phí sẽ thay đổi vì tổng số không thay đổi nên khi mức độhoạt động tăng, thì định phí tính trên một

đơn vịsẽgiảm và ngược lại. Định phí có thể chia thành 2 loại là định phí bắt buộc

và định phí không bắt buộc.

Định phí bắt buộc: là những chi phí có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm cho dù mức độ hoạt động giảm xuống. Ví dụ chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sởhạtầng,…

Định phí không bắt buộc: là những chi phí có bản chất ngắn hạn và có thểcắt giảm chúng như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo,…

Chi phí hỗn hợp: là những chi phí gồm cả yếu tốbiến phí và định phí.Ởmức

độhoạt động căn bản thì nó thểhiện đặc điểm của địnhphí nhưng khi vượt quá mức

độhoạt động đó thì nó sẽthểhiện đặc điểm của biến phí.

Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi, khi lựa chọn phương án hành động này thay cho một phương án hành động khác.

Chi phí chênh lệch: là những chi phí có trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ có một phần trong phương án khác, do đó tạo ra chênh lệch chi phí.

Đây là cơ sở đểnhà quản trịra quyết định lựa chọn phương án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí chìm: là chi phí đã chi ra trong quá khứvà không thể tránh được dù chọn phương án nào.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES VN) (Trang 44 - 45)