So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES VN) (Trang 25)

2

2.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

2.3.1 Giống nhau

Một hệ thống kế toán hoàn chỉnh là hệ thống gồm kế toán tài chính và kế

toán quản trị tuy mục đích sử dụng hai loại báo cáo này khác nhau nhưng kết quả

cuối cùng của chúng là phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có một số điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Kế hoạch, chiến lược

Mục tiêu quản trị

Thông tin ra quyết định Kếtoán giá thành, ngân sách, ...

Báo cáo tài chính

Quy ết đ ị nh h ỗ tr ợ Kiểm toán nội bộ

Chứng từ: cả kế toán tài chính và kếtoán quản trị đều sử dụng sơ sở chứng từgốc ban đầu đểghi nhận lại nghiệp vụkinh tếphát sinh.

Thông tin định lượng: cảkế toán tài chính và kếtoán quản trị đều quan tâm

đến thông tin định lượng được thể hiện như giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các tiêu chí kết quảhoạt động kinh doanh đạt được như chi phí, doanh thu, lợi nhuận.

Công cụ quản lý: Kế toán là công cụquản lý của các nguồn lực kinh tế của nhà quản lý doanh nghiệp.

Trách nhiệm quản lý: cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đều thể hiện trách nhiệm điều hành quản lý của nhà quản trịdoanh nghiệp.

2.3.2 Khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, còn có những điểm khác nhau giữa chúng do một số tiêu chí khác nhau được thể

hiện trong bảng so sánh sau:

Bảng 2.1: So sánh sựkhác nhau giữa kếtoán tài chính và kếtoán quản trị

Tiêu chí Kếtoán tài chính Kếtoán quản trị

Đối tượng sử dụng

Hướng đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, sàn

giao dịch, nhà quản trị doanh nghiệp, các cơ quan công

quyền: thuế, cục thống kê.

Hướng đến các đối tượng bên trong doanh nghiệp như: nhà

quản trị các cấp trong doanh nghiệp.

Đặc điểm thông tin

Thông tin ghi nhận các sự kiện

đã xảy ra.

Chú trọng đến tính đầy đủ, chính xác, khách quan, và có thểkiểm tra được.

Thông tin linh hoạt, kịp thời, phản ánh xu hướng biến động gồm cả thông tin quá khứ và

thông tin tương lai dạng ước

tính, trong đó trọng tâm là

thông tin tương lai.

toàn bộ doanh nghiệp, mang tính bắt buộc

cho riêng từng yêu cầu quản trị

riêng biệt, do đó thường báo cáo quản trị được lập cho từng bộphận, đơn vị, mặt hàng, hay dựán.

Kỳlập Định kỳ hàng tháng, quý, và

thường là năm.

Theo yêu cầu quản trị, có thể là tuần, tháng, quý, năm, hay cho

một giai đoạn, chu kỳ kinh doanh.

Tính pháp lý

Mang tính pháp lý rất cao. Sổ sách, mẫu biểu báo cáo tài

chính đòi hỏi phải được thống nhất theo chế độ kế toán, tôn trọng các chuẩn mực được thừa nhận.

Tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

Không mang tính pháp lý. Báo cáo quản trị được lập, sử

dụng, tùy chỉnh theo yêu cầu quản trịcủa doanh nghiệp.

2.4 Vai trò kếtoán quản trị

Vai trò của kếtoán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện tốt chức năng lập kếhoạch, tổchức điều hành, kiểm tra và ra quyết định.

Chức năng lập kế hoch: là chức năng không thể thiếu của nhà quản trị giúp định hướng, cụ thể hóa cho các mục tiêungắn hạn cũng như chiến lược trong dài hạn, Việc lập kếhoạch là xuyên suốt quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ

chức, doanh nghiệp được thể hiện qua các dự toán. Việc này song hành với chiến

lược phát triển của công ty, thông thường hàng năm, các doanh nghiệp lập kếhoạch hoạt động cho năm tài chính mới dựa trên chiến lược đã hoạch định, đồng thời lập kếhoạch điều chỉnh cho các quyết định trước đó để phù hợp tình hình thực tiễn. Do

đó kế hoạch có thể được hiểu là bước để định hướng, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các bộphận, kết quảhoạt động kinh doanh của đơn vị.

Vai trò kế toán quản trị trong việc lập kế hoạch: Để thực hiện tốt chức

năng lập kếhoạch, nhà quản trị cần có thông tin mang tính hệthống, có cơ sở đểlập kếhoạch mang tính khả thi, đạt hiệu quả như mong đợi.

Chức năng tổ chức điều hành: là quá trình thực hiện các công việc tổ

chức phân công các nguồn lực nhân sự, tài sản, nguồn vốn, …Phân chia trách nhiệm quyền hạn cũng như khen thưởng, phê bình các phòng ban, cá nhân phụ trách các công việc để đạt được mục tiêu doanh nghiệp đềra.

Vai trò kế toán quản trị trong việc tổ chức điều hành: nhà quản trị cần thông tin để liên kết các nguồn lực của doanh nghiệp như nguồn lực nhân sự, vật lực và tài chính nhằm tổchức điều hành toàn bộcác hoạt động của tất cảcác phòng ban trong doanh nghiệp.Do đó đòi hỏi thông tin phải thểhiện nhiều mặt của vấn đề, linh hoạt, khách quan mang tính hệthống đểnhà quản trị làm cơ sởxem xét tổchức

điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Chức năng kim tra: Chức năng này được thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện kế hoạch, thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ dưới dạng các quy trình nội bộ của doanh nghiệp như: kiểm tra việc thanh toán, nhập xuất kho, hay việc thực hiện các điều khoản, nội dung hợp đồng kinh tế. Để từ đó có các bước ngăn

chặn, điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Vai trò kế toán quản trị trong việc kiểm tra: KTQT cung cấp thông tin thực hiện kế hoạch đưới dạng các báo cáo để kiểm tra, đối chiếu so sánh với kế

hoạch nhằm giúp nhà quản trị nắm sát tình hình thực hiện, mức độhiệu quảmang lại cũng như nắm bắt được các vấn đề còn tồn tại để đưa ra các hướng xử lý phù hợp với tình hình thực tếdựa trên kếhoạch tổng thể.

Chức năng ra quyết định: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp, là sựkết hợp ba chức năng lập kếhoạch, tổchức điều hành, kiểm tra. Chức năng này ảnh hưởng đến việc biến kếhoạch thành hiện thực,

điều chỉnh kếhoạch trởnên phù hợp thực tiễn hơn, giúp đạtđược mục tiêu đềra.

Vai trò kế toán quản trị trong việc ra quyết định: thông tin là nền tảng cho các quyết định được đưa ra, chất lượng của quyết định phản ánh quá trình

KTQT thu thập, phân tích, xử lý tổng hợp thông tin. Kế toán quản trị phân tích

phương án theo các khía cạnh khác nhau làm cơ sở đưa ra quyết định tối ưuhóa cho nhà quản trị.

2.5 Nội dung của kếtoán quản trị

Kếtoán quản trị bao quát doanh nghiệp qua những nội dung cơ bản như:

2.5.1 Dựtoán ngân sách 2.5.1.1 Khái niệm

Dự toán ngân sách là những tính toán, dựkiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tếtài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳhoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đó.Mục đích nhằm cụthểhóa mục tiêu, nhiệm vụ, kếhoạch của doanh nghiệp bằng những sốliệu cụthể.Đồng thời cụthểhóa các nguồn lực,các biện pháp đểthực hiện bằng những sốliệu, những bảng tính toán chi tiết cụthể.

Nhằm cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp toàn bộthông tin vềkếhoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian cụthểvà cảquá trình sản xuất kinh doanh.Đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ của từng bộ phận và đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

2.5.1.2 Các loại dựtoán ngân sách Phân loại theo thời gian

Dựtoán ngân sách ngắn hạn: là dự toán được lập cho kỳkế hoạch thường là một năm và chia thành kỳ ngắn hơn là hàng quý và hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

như sản xuất, mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền. Dự toán này được lập hàng

năm trước khi kết thúc niên độ kế toán để định hướng nguồn tài chính cho hoạt

động trong năm tiếp theo của doanh nghiệp.

Dự toán ngân sách dài hạn: là dự toán được lập liên quan đến hoạt động

đầu tư, mua sắm tài sản dài hạn, sắp xếp các nguồn lực tài chính nhằm thu được lợi nhuận dự kiến trong tương lai. Đặc điểm cơ bản của dự toán này là lợi nhuận lớn, rủi ro tương đối cao, thời gian thu hồi vốn tương đối dài.

Phân loại theo chức năng

Dựtoán hoạt động: bao gồm các dựtoánliên quan đến hoạt động cụthểcủa doanh nghiệp như dự toán tiêu thụ nhằm dự đoán tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳdự toán, dựtoán sản xuất được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhằm dựtoán mức sản lượng cần sản xuất đáp ứng tiêu thụ từ đó dựtoán chi phí sản xuất, dựtoán mua hàng áp dụng cho các doanh nghiệp thương mại nhằm dự

toán khối lượng hàng cần thiết đủ cho tiêu thụ và nhu cầu tồn kho sau đó dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dựtoán kết quảkinh doanh.

Dự toán tài chính: là các dự toán liên quan đến tiền, vốn đầu tư, bảng cân

đối kếtoán, dựtoán báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh. Trong đó dựtoán tiền là kếhoạch chi tiết cho việc thu chi tiền, dựtoán vốn đầu tư trình bày các dựtoán tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo, dựtoán bảng cân đối kế toán và dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dự

toán tổng hợp sốliệu kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại theo phương pháp lập

Dựtoán ngân sách cố định: là loại dự toán được lập theo một mức độ hoạt

động nhất định được xáclập trước, nghĩa là nó chỉ thiết lập những dự kiến, nguồn lực để đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp ở một mức độ nhất định mà không xét tới mức độ này có thể bị biến động trong kỳ dự toán. Loại dự toán này lập tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu dùng dự toán này để đánh giá kết quả kinh doanh luôn biến đổi của doanh nghiệp thì khó có thể đánh giá được tình hình thực hiện dựtoán, nó chỉ phù hợp cho doanh nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định.

Dự toán ngân sách linh hoạt: dự toán ngân sách linh hoạt là dựtoán cung cấp cho doanh nghiệp khả năng dựtoán chi phí và doanh thuở nhiều mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau dựa trên mối quan hệ với quá trình hoạt động nhằm xác

định ngân sách dự kiến tương ứng với mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Dựtoán linh hoạt thường lập ởba mức độ cơ bản: mức độhoạt động bình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất, mức độ hoạt động bất lợi nhất. Chính vì dự toán linh hoạt có thể thích ứng với sự thay đổi các mức độ hoạt động

khác nhau nên đòi hỏi mức độ thực hiện phức tạphơn, tuy nhiên nó cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp nhà quản trị thíchứng nhiều tình huống khác nhau.

Phân loại theo mức độphân tích

Dựtoán từ gốc: là dựtoán khi lập phải gạt bỏhết những sốliệu dự toán đã tồn tại trong qua khứvà xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu. Tiến hành xem xét khả năng thu thập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp để lập các báo cáo dự toán. Các báo cáo dự toán mới không bịlệthuộc vào sốliệu của báo cáo dựtoán cũ. Dựtoán từgốc không chịu sự

hạn chếcác mức chi tiêu đã qua, không có khuôn mẫu vì thế đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính chủ động, sáng tạo căn cứvào tình hình cụthể đểlập dựtoán ngân sách.

Phương pháp dựtoán từgốc có nhiều ưu điểm như:

Thứ nhất, nó không bị lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ vì thông

thường các doanh nghiệp thường dựa vào sốliệu của các báo cáo dựtoán cũ kết hợp với mục tiêu mới đểlập dự toán cho năm tiếp theonhưng cách lập dự toán như vậy sẽ che lấp và lệ thuộc vào các khuyết điểm của kỳ quá khứ và cứ để cho các thiếu sót, khuyết điểm này tồn tại mãi trong doanh nghiệp. Do vậy dựtoán từgốc sẽkhắc phục được nhược điểm này trong quá trình lập dựtoán.

Thứ hai,phương pháp lập dựtoán từ gốc sẽ phát huy triệt để tính chủ động, sự sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Quan điểm của bộ phận lập dự toán không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm sai lầm của những người đi trước vì

thông thường bộphận lập dựtoán có khuynh hướng dựa vàoý định của người quản lý cùng với các quy định có sẵn để lập dự toán và do đó thiếu tính chủ động suy nghĩ về tình hình tương lai, không mạnh dạn khai thác các cơ hội phát triển. Vì vậy làm cho công tác dựtoán chỉ mang tính hình thức, mất đi tính hiệu quảthực sự.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động, phân tích nghiên cứu đều bắt đầu từ con số không, khối lượng công việc lớn, thời gian dùng cho việc lập dựtoán dài, kinh phí cho việc lập dựtoán cao và cũng không thể

Dự toán cuốn chiếu: còn gọi là dự toán nối mạch, phương pháp lập của dự

toán này là các bộphận lập dự toán sẽ dựa vào các số liệu báo cáo dự toán cũ của doanh nghiệp và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế đểlập dựtoán mới.Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được soạn thảo, theo dõi, cập nhật một cách liên tục. Dự toán cuốn chiếu giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thểkế hoạch hóa liên tục các hoạt động kinh doanh của năm mà không cần đợi kết thúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới thực hiện dự toán năm mới. Khuyết điểm của phương pháp này là quá trình lập dự toán ngân sách bị lệ thuộc nhiều vào số liệu các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộ

phận lập dựtoán ngân sách.

2.5.1.3 Quy trình lập

Đểviệc lập dự toán được thực hiện tốt,cần phải có quy trình lập để chuẩn bị

các công việc thực hiện trong dự toán ngân sách. Quy trình lập này thường gồm 3

giai đoạn

Giai đoạn chuẩn bị:

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của lập dự toán giúp xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp, xây dựng mẫu dựtoán ngân sách chuẩn. Đồng thời xác định các cá nhân, bộphận tham gia soạn thảo dựtoán và xem xét lại hệthống cung cấp thông tin cho việc lập dựtoán sao cho thông tin chính xác phù hợp.

Giai đoạn soạn thảo:

Tiếp sau giai đoạn chuẩn bị hoàn tất các cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm có liên quan phải tập hợp tất cả thông tin về các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp và các thông tin về các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp có tác

động đến hoạt động doanh nghiệp trên cơ sở soạn thảo các báo cáo về dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật liệu, dự toán tiền, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quảkinh doanh, ...

Giai đoạn theo dõi:

Giai đoạn này đòi hỏi cá nhân thực hiện phải thường xuyên theo dõi, đánh

giá tình hình thực hiện dự toán, theo đó đánh giá được trách nhiệm của từng cá nhân bộphận trong việc thực hiện dựtoán. Bên cạnh đó xem xét lại tính thực tiễn của số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ công nghệ bán dẫn toàn cầu Việt Nam (GES VN) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)