- Thứ nhất, NHNN nên hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của các NHTM Cụ thể, NHNN nên:
3.3.3. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
- Thứ nhất, hoàn thiện môi trường kiểm soát.
Như đã phân tích ở chương 2, môi trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hệ thống KTKSNB. Nếu môi trường kiểm soát nội bộ yếu hoặc thiếu nó chắc chắn hệ thống KTKSNB sẽ hoạt động không hiệu quả. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác KSNB nói chung và KSNB nói riêng tại bất kỳ một đơn vị, một chi nhánh nào thì việc hoàn thiện môi trường kiểm soát được coi là hết sức quan trọng. Trách nhiệm này thuộc về Ban lãnh đạo ngân hàng. Và để hoàn thiện môi trưởng kiểm soát, NHCT cần thực hiện các giải pháp sau đây:
(1) Về năng lực của bộ máy quản trị, điều hành và cơ cấu tổ chức của NHTM:
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm dễ dàng nắm bắt thông tin, phù hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản trị ngân hàng và dễ dàng quản lý, giám sát;
+ Hội đồng Quản trị cần chọn lựa ra các cá nhân có năng lực chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực ngân hàng và có phẩm chất đạo đức tốt để đảm nhiệm các chức vụ quản lý.
+ Kiện toàn bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Cụ thể, tác giả đề xuất Ban lãnh đạo NHCT nên gộp bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng Giám đốc và Bộ máy kiểm toán nội bộ thành Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách trực thuộc Ban kiểm soát. Đề xuất này xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, hiện tại Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách của
NHCT chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc trong khi lại thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát ngay chính Ban điều hành như vậy sẽ không đảm bảo tính độc lập, khách quan và hiệu quả sẽ không cao.
Thứ hai, việc tồn tại song song hai bộ máy kiểm tra, KSNB chuyên
trách và bộ máy kiểm toán nội bộ dễ dẫn đến sự chồng chéo trong tác nghiệp, gây lãng phí nguồn lực và kém hiệu quả.
Hiện tại, do yêu cầu khách quan, NHCT vẫn phải duy trì bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách song song tồn tại với bộ phận kiểm toán nội bộ. Trong tương lai, khi NHCT đã thiết lập và duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm các cơ chế, chính sách, thủ tục rõ ràng và đầy đủ cho mọi quy trình nghiệp vụ, đi kèm với các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động rõ ràng thì ngân hàng có thể quản lý tốt hoạt động và các rủi ro liên quan. Khi đó, việc tự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên là một phần của hệ thống
KTKSNB, do kiểm toán nội bộ thực hiện. Do đó, không cần thiết phải thành lập bộ phận kiểm tra, KSNB chuyên trách tồn tại song song với kiểm toán nội bộ như hiện nay.
Tóm lại, để hoàn thiện công tác KSNB tại NHCT, giải pháp đưa ra đối
với Ban lãnh đạo là phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức của hệ thống này. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay, việc kiện toàn bộ máy KTKSNB cần phải tiến hành theo lộ trình sau:
ü Một là, trước mắt tiếp tục cũng cố bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng Giám đốc nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình để hỗ trợ cho bộ phận kiểm toán nội bộ.
ü Hai là, đối với bộ phận kiểm toán nội bộ phải ưu tiên nguồn lực một cách thích đáng cho việc hoàn thiện và phát triển của hệ thống này. ü Ba là, sau một khoảng thời gian nhất định, khi bộ máy kiểm toán nội bộ
được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định, chuyên nghiệp, đồng thời khi NHCT đã thiết lập được hệ thống KSNB tương đối hoàn hảo thì hai bộ phận này phải tập trung thống nhất về một là Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
(2) Về chính sách nhân sự:
+ NHCT cần nâng cao chất lượng đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên bằng cách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể; tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến các hoạt động của ngân hàng như kỹ năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; cập nhật kiến thức nghiệp vụ và các quy định pháp luật mới, nhất là hoạt động tín dụng.
+ Ban lãnh đạo Vietinbank nên khuyến khích tinh thần tự tìm tòi, sáng tạo của mỗi nhân viên ngân hàng.
+ Sau cùng, Vietinbank cần có chính sách thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ nhân viên của mình.
- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro
Lãnh đạo Vietinbank cần xây dựng hệ thống kiểm soát nợ với các kỹ thuật chuyên nghiệp như việc áp dụng kỹ thuật phân loại nợ và theo dõi trên bảng xếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp theo hạng theo mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay. Việc phân tích tình hình tài chính đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên phân tích tín dụng có trình độ cao và khả năng phán đoán tốt, kèm theo đó là nhân viên tín dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt. Cụ thể, Vietinbank nên áp dụng kỹ thuật phân loại nợ và quản lý nợ tại theo cách được thể hiện qua Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Bảng xếp hạn nợ của doanh nghiệp
STT Nhóm nợ Xếp hạng Dấu hiệu nhận biết Biện pháp kiểm soát 1 Nợ chất lượng tốt, độ tin cậy cao A+ A- Khách hàng nợ là doanh nghiệp lớn, vững chắc về tài chính, về tổ chức và thương hiệu. Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường; duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng nợ. 2 Nợ chưa đến hạn rủi ro thấp B+ B- Tình hình tài chính của khách hàng nợ khá tốt, khách hàng nợ truyền thống, có độ tin cậy cao. Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường; chú ý theo dõi nhóm nợ (B-). 3 Nợ quá hạn nhưng có thể thu hồi C+ C- Tình hình tài chính của khách hàng nợ không ổn định, hoặc có khó khăn nhỏ nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
Theo dõi, đôn đốc chặt chẽđi thu hồi nợ; có giải pháp đặc biệt phù hợp với từng món nợ. Nhóm (C+) có thể áp dụng hỗ trợ có chọn lọc để thu hồi nợ.