Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 27 - 28)

- Nguyên nhân chủ quan

a.Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

KSNB hoạt động tín dụng là hoạt động giám sát, kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ đã được thiết lập trong NHTM; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên, NHTM phải thiết lập bộ máy tổ chức KSNB. Tùy theo quy định của pháp luật và NHNN mà bộ máy KTKSNB là đơn vị trực thuộc Ban điều hành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp

của Tổng Giám đốc hay trực thuộc Hội đồng Quản trị, dưới sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát. Và cũng tùy theo quy định mà bộ máy KTKSNB được tổ chức theo mô hình khác nhau. Trước đây, khi hoạt động KSNB mới hình thành, bộ máy KTKSNB thường được tổ chức thành hệ thống nhất theo ngành dọc từ Trụ sở chính đến tận chi nhánh. Những năm về sau bộ máy KSNB ngày càng được cải thiện, đổi mới nhằm đảm bảo nguyên tắc độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phạm vi hoạt động của bộ máy KTKSNB là:

+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ của các đơn vị, bộ phận trong NHTM.

+ Kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

Công việc tổ chức kiểm tra, KSNB được thực hiện như sau:

+ Xây dựng kế hoạch/điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trực tiếp hàng năm/quý/tháng đối với các chi nhánh trình HĐQT hay Tổng Giám đốc phê duyệt.

+ Xây dựng, trình duyệt đề cương, nội dung kiểm tra và thành lập các Đoàn kiểm tra/tổ kiểm tra tại các đơn vị, chi nhánh.

+ Bộ máy KTKSNB hoạt động theo phương thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 27 - 28)