Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 78 - 80)

- Quy trình giám sát vốn sau khi giải ngân

a.Những hạn chế

Mặc dù đã có những thành quả trên, công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như sau:

Một là, công tác kiểm tra, KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh chưa đáp ứng yêu cầu của kiểm tra, KSNB hiện đại, còn nặng về hoạt động kiểm tra lại, chưa đánh giá được rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thực tế việc kiểm tra, KSNB tại Chi nhánh đôi khi còn mang tính hình thức, nặng về kiểm tra tuân thủ và kiểm tra chi tiết, chú trọng vào sự việc, kết quả đã xảy ra chứ chưa tiếp cận một cách hệ thống và tổng thể trên cơ sở chú trọng vào việc đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn hay những điểm yếu trong quy trình để có thể đề xuất, kiến nghị sửa đổi, khắc phục.

Hai là, vai trò của công tác kiểm tra, KSNB trong việc nâng cao chất

lượng tín dụng chưa cao. Chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp.

Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất đối với công tác KSNB hoạt động tín dụng là nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng có thể thấy rằng mục tiêu này chưa được thực hiện tốt vì tại Chi nhánh, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn đang diễn biến theo chiều hướng gia tăng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng qua đây cũng cần nhận thức sâu hơn về trách nhiệm của bộ phận KTKSNB nói riêng và cả hệ thống kiểm tra, KSNB của Ngân hàng nói chung trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác KTKSNB còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp nên kết quả hoạt động

chưa cao, đôi khi hoạt động còn mang tính hình thức, né tránh, ngại va chạm; không phát hiện, ngăn ngừa kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng.

Về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác, đặc biệt là kỹ năng kiểm tra, kiểm soát của đội ngũ cán bộ KSNB hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của công tác KSNB, năng lực chưa tương xứng với nhiệm vụ. Một số cán bộ hạn chế về trình độ vi tính, ngoại ngữ và thiếu kiến thức về các lĩnh vực có liên quan như kiểm toán, Luật... đã ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát. Bên cạnh đó, việc đào tạo và trang bị công nghệ cho bộ phận KTKSNB chưa được chú trọng, công tác đào tạo nghiệp vụ cho bộ phận này còn hạn chế cả về số lượng lẫn nội dung đào tạo.

Bốn là, việc xử lý kết quả kiểm tra chưa được thực hiện hết trách nhiệm, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, KSNB hoạt động tín dụng chưa cao.

Bộ phận KTKSNB chỉ tập trung cho công tác kiểm tra, kiểm soát mà chưa chú trọng đến khâu phúc tra kết quả sửa sai sau kiểm tra. Phần lớn các sai sót phát hiện qua kiểm tra là những sai sót lặp lại. Điều này cho thấy việc chủ động phòng ngừa, hạn chế các sai sót phát sinh chưa được quan tâm đúng mức, chỉ sau khi kiểm tra phát hiện mới thực hiện chỉnh sửa, bổ sung. Công tác chỉ đạo chấn chỉnh sửa sai chưa quy định cụ thể thời gian hoàn thành việc khắc phục sai sót đối với từng cán bộ tác nghiệp, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp sai phạm lặp đi lặp lại nhiều lần và gây hậu quả nghiêm trọng.

Năm là, Mô hình tổ chức cũng như phương pháp hoạt động của bộ máy

kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc và bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát có nhiều điểm chồng chéo. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa hai bộ phận này chưa tốt, còn trùng lắp về mặt nghiệp vụ dẫn đến lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 78 - 80)