Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 80 - 82)

- Quy trình giám sát vốn sau khi giải ngân

b. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân chủ quan

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, KSNB chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng đối với chức năng kiểm tra, kiểm soát tại Chi nhánh; chưa tương thích với công nghệ ngân hàng đang thay đổi mạnh mẽ để hòa nhập với môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khắc nghiệt.

- Một số cán bộ, bộ phận chưa nhận thức được bản chất và đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Do đó, trong quá trình làm việc ít khi hỗ trợ và có thái độ ngại phối hợp khi bộ phận KTKSNB yêu cầu. Hơn nữa, ý thức về vai trò và trách nhiệm của từng khâu, từng cấp, đặc biệt là các cán bộ tín dụng trong việc tự kiểm tra chưa cao, mà có xu hướng ỷ lại vào chức năng kiểm tra, kiểm soát của bộ phận KTKSNB và bộ phận kiểm toán nội bộ.

- Hiện tại, ngân hàng chưa có công cụ đo lường và kiểm soát rủi ro hiện đại, một số báo cáo đo lường và giám sát rủi ro vẫn đang phải thực hiện thủ công, do vậy hiệu quả quản trị rủi ro chưa cao.

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, các quy định pháp luật về KTKSNB chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, tính ổn định không cao, dẫn đến các NHTM khó áp dụng. Bên cạnh đó, hoạt động KSNB ở nước ta còn khá mới mẻ, mô hình tổ chức của bộ phận kiểm tra, KTNB của Ngân hàng phải thường xuyên thay đổi để thích ứng với điều kiện mới.

- Môi trường kinh tế quốc tế và trong nước có nhiều bất ổn khó lường, hội nhập kinh tế toàn cầu sâu rộng khiến cho những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có xu hướng ngày càng gia tăng và tinh vi hơn.

- Một môi trường công khai, minh bạch về thông tin chưa được tạo lập bài bản. Hiện nay, Ngân hàng rất khó xác minh thông tin tài chính của khách hàng vay vốn. Việc công khai thông tin của doanh nghiệp chưa rõ ràng, không

minh bạch, gây khó khăn trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây là thách thức lớn cho hệ thống NHTM trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện thị trường thông tin bất cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng.

- Hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra hoạt động ngân hàng của Thanh tra NHNN còn thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết của chương 1, trong chương 2 tác giả đã phản ánh được thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng. Thực trạng của KSNB hoạt động tín dụng thể hiện qua công tác tổ chức thực hiện KSNB hoạt động tín dụng, công tác giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp của bộ phận KTKSNB.

Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng của Vietinbank Bắc Đà Nẵng. Nhân tố bên trong là các nhân tố thuộc về hệ thống KSNB, bao gồm: môi trường kiểm soát; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát. Nhân tố bên ngoài là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động đến công tác công tác kiểm tra, KSNB. Nhân tố khách quan bao gồm: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và khách hàng vay vốn.

Sau cùng, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, cũng một số mặt hạn chế trong công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng để công tác này đạt hiệu quả và hiệu lực cao hơn trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)