- Thận trọng: KSV phải có sự quan tâm và kỹ năng cần thiết của một
c. Xây dựng chế độ quan tâm ưu đãi phù hợp đối với các Kiểm soát viên nội bộ
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
tại Chi nhánh
Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, Đoàn/tổ kiểm tra nội bộ đều đưa ra kết luận đối với công tác kiểm tra về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Trong báo cáo sẽ trình bày những ưu điểm cũng như các hạn chế của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng, đồng thời nêu lên những kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với Chi nhánh để khắc phục những sai phạm. Tuy nhiên, việc thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra thường không được Chi nhánh chú ý hoặc lập báo cáo sau kiểm tra chỉ mang tính đối phó. Vì vậy, Khối KSNB mà cụ thể ở đây là Phòng KTKSNB khu vực 15 cần chú trọng vấn đề giám sát việc thực hiện các kiến nghị của mình để tránh trường hợp các kết luận kiểm tra trở nên không có hiệu lực và không cải thiện được tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Để phát huy hiệu lực, hiệu quả của KSNB hoạt động tín dụng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đưa việc theo dõi, đôn đốc chỉnh sửa sau kết quả kiểm tra cũng như việc xử lý sau kiểm tra đối với Chi nhánh vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện chương trình công tác hàng năm của Phòng KTKSNB khu vực 15.
Để kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý, các giải pháp khắc phục, sửa chữa sai phạm được phát hiện và kiến nghị trong các biên bản kiểm tra có hiệu lực thì Phòng KTKSNB khu vực 15 phải thành lập tổ chuyên trách giám sát quá trình chỉnh sửa và thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra. Bộ phận này có nhiệm vụ đôn đốc và nhận các báo cáo thực hiện sau kiểm tra của chi nhánh một cách chi tiết. Đồng thời có thể cử kiểm soát viên xuống kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục của Chi nhánh.
Sau các đợt kiểm tra, Phòng KTKSNB khu vực 15 cần có văn bản chỉ đạo công tác khắc phục sửa sai đối với Vietibank Bắc Đà Nẵng. Nội dung văn
bản chỉ đạo công tác khắc phục sửa sai phải quy định cụ thể thời gian hoàn thành việc khắc phục sai sót đối với từng cán bộ tác nghiệp, từng phòng, ban có liên quan.
Căn cứ kết quả sửa sai, báo cáo sửa sai của Chi nhánh, Phòng KTKSNB khu vực 15 hàng năm nên tổ chức phúc tra kết quả sửa sai sau kiểm tra. Phương pháp phúc tra bao gồm: phỏng vấn, quan sát trực tiếp, thử nghiệm và kiểm tra bằng chứng của các hoạt động có sửa đổi; công việc kiểm tra này cũng được lập hồ sơ như các công việc kiểm tra khác để tiện cho việc theo dõi.