- Quy trình giám sát vốn sau khi giải ngân
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG
Từ kết quả phân tích và đánh giá những mặt đạt được và một số hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng được trình bày ở chương 2, trong phần này tác giả xin nêu ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát huy vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc giám sát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng.
3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG
3.1.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất vì đem lại thu nhập cao nhất cho NHTM. Tuy nhiên, đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM không những được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm mà còn là mối quan tâm của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của toàn xã hội vì sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên sự đổ vỡ dây chuyền trong toàn bộ hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh lớn đến nền kinh tế và đời sông xã hội. Để
ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi mỗi NHTM phải tự hoàn thiện các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng nói riêng một cách đầy đủ và hiệu quả.
Từ việc đánh giá những kết quả và hạn chế đã nêu trong Chương 2, có thể nhận thấy rằng công tác KSNB hoạt động tín dụng của Vietinbank Bắc Đà Nẵng mặc dù đã có những tiến bộ, cải cách hơn so với các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, song hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát và quản lý chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng. Trong khi đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn còn thấp, nợ xấu vẫn đang có xu hướng phát sinh do tín dụng được mở rộng, nhiều khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc khả năng thu hồi thấp gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Điều này đặt ra vấn đề để hoạt động tín dụng được thực hiện theo đúng định hướng và mục tiêu của Vietinbank, đảm bảo chất lượng tín dụng thì việc hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng là hết sức cần thiết.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2010 – NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020
Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Vietinbank Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020 như sau:
- Tích cực bằng nhiều biện pháp tiếp thị, thu hút khách hàng tốt từ các tổ chức tín dụng khác. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng hoạt động tín dụng.
tắc: khách hàng tốt, phương án, dự án kinh doanh an toàn, hiệu quả, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, phải tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản đảm bảo, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.
- Liên tục rà soát lại danh mục nợ quá hạn, nợ xấu và danh mục dư nợ mới phát sinh trong năm đặc biệt các điều kiện tín dụng với khách hàng, các quy trình đã được thiết kế quản lý khách hàng, tiến độ thực hiện dự án, tài sản đảm bảo, đánh giá khả năng trả nợ của phương án sản xuất…
Với định hướng và mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng như trên và để đảm bảo duy trì rủi ro ở mức độ cho phép, đòi hỏi Vietinbank Bắc Đà Nẵng trong thời gian đến cần phải hoàn thiện công tác KSNB hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng.
3.1.3. Nhiệm vụ của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong thời tại NHTM Cổ phần Công thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong thời gian đến
Từ những vấn đề đặt ra từ thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng và những định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 – 2020 cho thấy bộ máy KTKSNB phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:
- Một là, tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn
chế rủi ro, sai sót phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Hai là, công tác kiểm tra, KSNB ngoài nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ
phải định hướng theo hướng quản trị rủi ro, cần chú ý cảnh báo đối với hành vi vi phạm các quy định, quy trình nghiệp vụ, các hợp đồng có nguy cơ rủi ro tín dụng cao nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng tại Chi nhánh diễn ra an toàn và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
- Ba là, đề xuất ý kiến với Hội đồng Quản trị và Ban điều hành để tiếp
tục hoàn thiện Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ áp dụng cho cả hệ thống Vietinbank. Bởi lẽ, hiện tại Vietinbank chỉ mới ban hành Quy chế tạm thời mà chưa có quy chế chính thức về KSNB. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng. Nội dung quy trình cần phải đề cập cụ thể đến phương pháp kiểm tra, nội dung chương trình kiểm tra, giao trách nhiệm và nhiệm vụ cho từng thành viên bộ phận KTKSNB và công tác giám sát sau khi có biên bản kiểm tra.
- Bốn là, Bộ máy KTKSNB phải chú trọng đến công tác tổ chức thực hiện và đánh giá định kỳ hệ thống KSNB nói chung và kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nói riêng ở tất cả các bộ phận trong hệ thống. Việc đánh giá này được thực hiện từ cấp nhân viên đến cấp quản lý với nội dung từ những thuận lợi đến những điểm bất cập trong quản lý và công việc hiện tại. Bộ máy KTKSNB có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Phòng kiểm toán nội bộ Văn phòng đại diện Miền Trung, Ban Tổng Giám đốc, Hội đồng Quản trị. Đây chính là quy định trong nguyên tắc số 7 trong Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của NHTM.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG
3.2.1. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng để đáp ứng yêu cầu của kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện đại dụng để đáp ứng yêu cầu của kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện đại