Mức độ thực hiện: công tác kiểm soát tại chỗ hay còn gọi là kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 30 - 32)

trực tiếp đối với hoạt động tín dụng được thực hiện định kỳ hàng năm theo kế hoạch đã được Ban lãnh đạo phê duyệt hoặc đột xuất theo yêu cầu Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.

1.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng động tín dụng

Hiệu quả công tác KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM là một khái niệm tương đối vì nó được đánh giá bằng cách so sánh mục tiêu NHTM đặt ra khi thiết lập bộ máy KSNB đạt được và nguồn lực đầu tư cho KSNB. Hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng có thể được đánh giá qua các thước đo sau:

a. Thước đo số lượng

Phản ánh kết quả thông qua số lượng kết quả đầu ra cụ thể là số lượng các cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng được ban kiểm soát tiến hành, số lượng hồ sơ tín dụng được kiểm tra, số lượng sai sót được phát hiện, số lượng các sai sót được khắc phục... Do tính phức tạp của kết quả đầu ra trong hoạt động KSNB nên thước đo số lượng không thể phản ánh toàn bộ kết quả thu được của công tác KSNB được nên cần kết hợp với các thước đo khác.

b. Thước đo chất lượng

+ Chất lượng của báo cáo kiểm tra, kiểm soát

Kết quả công tác kiểm tra, KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng được thể hiện qua các báo cáo của đoàn kiểm tra, KSNB. Nếu các báo cáo, biên bản kiểm tra có chất lượng thì cho thấy công tác KSNB phát

huy hiệu quả. Các báo cáo, biên bản kiểm tra càng cụ thể, rõ ràng, đi sâu vào bản chất của từng sai sót, tồn tại qua đó nhận diện dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm cho Chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro thì càng có chất lượng.

+ Chất lượng tín dụng

Nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao thì điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng còn gặp nhiều rủi ro, nguyên nhân có thể là do công tác kiểm tra, KSNB chưa được chặt chẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quy trình cấp tín dụng.

c. Thước đo chi phí

Để đánh giá hiệu quả của công tác KSNB hoạt động tín dụng, bên cạnh các kết quả đầu ra thu được thì cũng cần cân nhắc yếu tố chi phí mà NHTM đã đầu tư và duy trì hoạt động của bộ máy KSNB. Các chi phí đó bao gồm: Thu nhập của cán bộ KSNB, chi phí đào tạo, chi phí đầu tư khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại động tín dụng tại ngân hàng thương mại

a. Nhân tố bên trong

Nhân tố bên trong là những nhân tố nội tại bên trong chi phối, ảnh hưởng tới kết quả công tác kiểm tra, KSNB của ngân hàng. Vì thực chất kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ là một nội dung hoạt động trong hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD. Do đó, công tác KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM chịu sự tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo thông lệ tốt nhất hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 05 bộ phận: môi trường kiểm soát; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống thông tin và

truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát. Các bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác KSNB, cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 30 - 32)