Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 61 - 69)

- Chất lượng tín dụng

a.Môi trường kiểm soát

- Một là, quan điểm điều hành của ban lãnh đạo Vietinbank. Quan điểm điều hành của Ban lãnh đạo Vietinbank đảm bảo an toàn tín dụng là trên hết, có thể khẳng định tín dụng của Vietinbank mang tính bảo thủ và quyết định cấp tín dụng mang tính tập thể. Với quan điểm “bảo thủ tín dụng”, ban lãnh đạo Vietinbank đã đưa ra các chính sách áp dụng trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro; kèm theo đó ban lãnh đạo cũng đưa ra các chuẩn mực đạo đức, quy định tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nội bộ, kịp thời khen thưởng các thành viên luôn tuân thủ các hoạt động của Vietinbank.

- Hai là, cơ cấu tổ chức của Vietinbank.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank

Bộ máy tổ chức của Vietinbank được phân chia rõ ràng từ Hội sở đến các chi nhánh. Đối với hoạt động tín dụng, cơ cấu được phân chia thành nhiều bộ phận thực hiện và quản lý. Tại chi nhánh, có phòng QHKH phụ trách công tác thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, bộ phận tác nghiệp phụ trách công tác giải ngân, quản lý hồ sơ tín dụng và giám đốc chi nhánh là người phê duyệt tín dụng ở mức phán quyết được phê duyệt. Tại Hội sở, có Khối Quản lý rủi ro, Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối Khách hàng cá nhân và Khối Tác nghiệp. Khối quản lý rủi ro thực hiện chức năng tái thẩm định và giám sát rủi ro tín dụng. Khối KHDN, KHCN thực hiện công tác phát triển khách hàng, cập nhật các thông tin về thị trường, chính sách vĩ mô của Nhà Nước. Nhìn chung, các khối, phòng ban nghiệp vụ được phân chia chức năng nhiệm vụ

khá rõ ràng. Các cá nhân đảm nhiệm những vai trò thích hợp cho phép đảm bảo phân tách nhiệm vụ một cách phù hợp nhằm tạo môi trường tín dụng có kiểm soát.

+ Mô hình tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Vietinbank

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng tại ngân hàng. Nếu bộ máy kiểm tra, KSNB được tổ chức một cách khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo công tác kiểm tra, KSNB được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Ngược lại, một bộ máy kiểm tra, KSNB được tổ chức không bài bản, không khoa học thì sẽ gây ra sự chồng chéo trong công tác KSNB, kết quả kiểm tra mang tính chủ quan, không hoàn thành nhiệm vụ và chức năng được giao... Vì vậy, một khi nói đến việc cải cách, hoàn thiện công tác kiểm tra, KSNB thì vấn đề đầu tiên mà lãnh đạo các ngân hàng quan tâm đến đó là đổi mới bộ máy kiểm tra, KSNB. Ngân hàng TMCP Công Thương được coi là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc tổ chức hoạt động KSNB cũng như đổi mới, cải tiến bộ máy kiểm tra, KSNB ngày càng khoa học, hiện đại và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đúng vậy, thực tế cho thấy bộ máy kiểm tra, KSNB của Vietinbank đã từng bước hoàn thiện qua các năm, cụ thể như sau:

Đầu tiên, nhằm thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ban hành quyết định số 066/QĐ-HĐQT- NHCT17 ngày 12/05/2000 về Quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm toán NHCT Việt Nam. Theo quy chế này, công tác KSNB tại các chi nhánh do Phòng (tổ) kiểm tra tại chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, mô hình Phòng kiểm tra nội bộ tại chi nhánh (do Giám đốc chi nhánh điều hành) đã bộc lộ những hạn chế, kém hiệu quả vì: Giám đốc chi nhánh vừa chỉ đạo hoạt động kinh doanh, vừa chỉ đạo hoạt động kiểm tra theo cơ chế phân cấp và ủy quyền nên công tác kiểm tra thiếu tính độc lập. Trên thực tế nhiều Giám đốc

chi nhánh coi nhẹ hoạt động kiểm tra KSNB. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm tra tại chi nhánh còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công, quyền lợi vật chất và tinh thần đều bị chi phối, nên không có những đánh giá, kiến nghị khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, dẫn đến việc kiểm tra mang nặng tính hình thức, không có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thực trạng trên đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra KSNB theo hướng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, nhằm nâng cao tính khách quan và hiệu quả hoạt động của bộ máy KTKSNB, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHCT Việt Nam. Kết quả là ngày 11/05/2005, Hội đồng quản trị NHCT đã ban hành Quyết định số 107/QĐ-HĐQT-NHCT về quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra KSNB NHCT Việt Nam. Bộ máy KTKSNB lúc bấy giờ được tổ chức thành hệ thống dọc, đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. Sau khi hoạt động theo quy chế mới, Bộ máy KSNB NHCT bước đầu hoạt động ổn định, từng bước nắm diễn biến hoạt động kinh doanh, cảnh báo sai sót vi phạm, tham mưu đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro, các kiến nghị của KTKSNB mang tính khách quan và có chất lượng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động theo mô hình KSNB trực tuyến cũng có những bất cập là:

- Bộ máy kiểm tra đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc, trong khi lại kiểm tra chính hoạt động của Ban điều hành, nên vẫn không đảm bảo tính độc lập, khách quan.

- Tình trạng địa phương hóa ở các Phòng kiểm tra tại chi nhánh diễn ra phổ biến: mặc dù bộ máy KTKSNB trực thuộc Tổng Giám đốc nhưng thực chất không có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức, lề lối làm việc của bộ phận kiểm tra tại Chi nhánh, do Phòng kiểm tra vẫn đạt tại chi nhánh, chịu sự

chi phối đáng kể của Giám đốc chi nhánh trong quá trình hoạt động.

Sau khi NHCT được cổ phần hóa (tháng 07/2009) thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, để khắc phục các nhược điểm của Quy chế 107, đặc biệt sau khi có Quyết định số 36/NHNN và Quyết định số 37/NHNN, để phù hợp với các quy định của hai quyết định này, ngày 20/03/2009, Hội đồng quản trị NHCT ban hành Quyết định số 132/QĐ- HĐQT-NHCT17 về Quy chế hoạt động của hệ thống KTKSNB; và ngày 30/12/2010, Hội đồng quản trị NHCT ban hành Quyết định số 1973/QĐ- HĐQT-NHCT17 quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm toán nội bộ NHCT. Theo Quy chế 107, bộ máy kiểm tra, KTNB được tổ chức thành hệ thống nhất từ Trụ sở chính đến các Văn phòng đại diện, chi nhánh NHCT; trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát NHCT. Trong thời gian này, Ban kiểm soát NHCT thực hiện cả hai chức năng là kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Với quy định trên, hệ thống kiểm tra, KTNB độc lập với bộ phận nghiệp vụ... Kết quả hoạt động của bộ phận KSNB đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác quản lý, điều hành các bộ phận nghiệp vụ; tham mưu đề xuất với Ban lãnh đạo sửa đổi bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm hoạt động và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy chế mới này vẫn có những mặt hạn chế:

- Việc quy định mô hình tổ chức bộ máy kiểm tra, KTNB chuyên trách xuyên suốt từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, vẫn chưa đảm bảo tính độc lập khách quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán.

- Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát đảm bảo tính độc lập khách quan cho hoạt động kiểm tra, KTNB. Tuy nhiên, tính kịp thời của thông tin kiểm tra, kiểm toán không cao, do kết quả kiểm tra, kiểm toán được thông tin cho Tổng Giám đốc thường chậm, không thường xuyên,

liên tục như khi trực thuộc sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc. Hơn nữa, điều kiện thường xuyên tiếp cận, phát hiện các sai phạm trong hoạt động bị hạn chế hơn so với khi trực thuộc sự quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc.

Ngày 29/12/2011, NHNN ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD (có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2012), thay thế Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN. Theo đó, kể từ ngày 01/04/2012, bộ máy kiểm tra, KTNB của NHCT đã chuyển đổi từ mô hình cũ, gồm: Phòng Kiểm toán nội bộ, Ban Kiểm tra KSNB tại Trụ sở chính và các Phòng Kiểm tra KSNB tại chi nhánh thành mô hình mới, gồm: Phòng Kiểm toán giám sát hoạt động, Phòng Kiểm toán tuân thủ tại Trụ sở chính, 2 Phòng Kiểm toán nội bộ tại Văn phòng đại diện và 26 Phòng Kiểm toán nội bộ khu vực. Với mô hình mới này, Ban kiểm soát chỉ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ thay vì thực hiện cả hai như trước đây. Theo Quy chế 107, Ban kiểm soát NHCT có hai bộ phận giúp việc là: bộ phận kiểm toán nội bộ và bộ phận kiểm tra, KSNB, thì giờ đây chỉ có kiểm toán nội bộ là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát mà thôi. Nói chung, từ khi chuyển đổi sang mô hình mới, công tác KTNB được NHCT rất chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trong thời gian này, bộ phận kiểm tra, KSNB lại không được quy định cụ thể, rõ ràng. Cho đến tháng 8/2013, Hội đồng quản trị NHCT ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ kèm theo Quyết định 1773/2013/QĐ-HĐQT-NHCT17 ngày 19/08/2013. Theo quy chế này, Bộ máy KTKSNB là đơn vị thuộc Ban điều hành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Khối QLRR, theo sự phân công ủy quyền của Tổng Giám đốc. Bộ máy KTKSNB được tổ chức thành hệ thống nhất theo ngành dọc trong hệ thống NHCT gồm Phòng KTKSNB tại Trụ sở chính; Phòng

KTKSNB tại các khu vực; Phòng KTKSNB tại chi nhánh nước ngoài của NHCT. Như vậy, theo Quy chế tạm thời này, thì mô hình bộ máy KTKSNB tại NHCT là bộ máy kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát bây giờ chỉ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ. Bộ máy KSNB trực thuộc Tổng Giám đốc là giống với mô hình trước đây, tuy nhiên, điểm khác biệt là bộ máy này sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Khối QLRR, theo sự phân công ủy quyền của Tổng Giám đốc chứ không phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc như trước đây.

Với các quy định trên, NHCT đã phân định rõ chức năng kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, đã coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập, tính khách quan và tính chuyên nghiệp của KTNB. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát được coi trọng: HĐQT, Tổng Giám đốc đã chú trọng và quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống, tạo môi trường kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, việc thành lập Bộ máy kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng Giám đốc đã vô tình tạo ra hai bộ máy kiểm soát trong NHCT, vì theo quy định của Luật các TCTD 2010, TCTD phải có Ban kiểm soát. Theo quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát NHCT, Ban kiểm soát có vai trò độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, do Đại hội cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị NHCT, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo cơ chế của NHCT, Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát. Nhiệm vụ của bộ phận này cũng là kiểm tra tính tuân thủ và kiểm soát rủi ro trong hoạt động NH. Do đó, có sự chồng chéo về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

- Ba là, Công tác kế hoạch - một trong những khâu quan trọng trong tiến trình thực hiện của một công việc. Nếu như lập kế hoạch chu đáo thì Vietinbank không những thực hiện tốt các hoạt động mà còn kiểm soát chúng một cách chặt chẽ. Công tác kế hoạch đã bám sát tình hình biến động kinh doanh và đưa ra cách điều chỉnh hợp lý cho từng thời kỳ nhất định. Điều này thể hiện tất cả các phòng ban từ Hội sở đến các Sở giao dịch và chi nhánh. Bất kỳ bộ phận nào khi đề ra kế hoạch bao giờ cũng phải cân đối với khả năng thực hiện và mức cấp thiết của công việc. Tại Hội sở, công tác kế hoạch luôn được ban Giám đốc quan tâm và chỉ đạo cụ thể. Cuối năm, mỗi chi nhánh xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm tới trình ban Giám đốc Hội sở. Sau đó, Hội sở xét duyệt và giao kế hoạch xuống cho từng chi nhánh. Vì vậy khi có hoạt động bất thường nào thì có thể kiểm soát được ngay từ Hội sở đến các chi nhánh. Bên cạnh đó, Vietinbank còn xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp nhằm cung cấp cho Ban lãnh đạo, trưởng các bộ phận và toàn thể nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi Ngân hàng gặp sự cố bất thường. Nhờ công tác kế hoạch được thực hiện một cách chu đáo, vẹn toàn nên tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kiểm soát.

- Bốn là, Về nhân sự. Tình hình nhân sự tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.6: Thống kê tình hình nhân sự tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng (Đơn vị tính: cán bộ) 2011 2012 2013 Chỉ tiêu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Số lượng cán bộ kiểm tra KSNB 8 100 6 100 3 100 - Trình độ Thạc sỹ 3 37,5 2 33,3 3 100,0 - Trình độ Đại học 5 62,5 4 66,7 0 0,0 - Trình độ Cao đẳng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Số lượng cán bộ QHKH 8 100 10 100 10 100,0 - Trình độ Thạc sỹ 1 12,5 1 10,0 1 10,0 - Trình độ Đại học 6 75,0 8 80,0 9 90,0 - Trình độ Cao đẳng 1 12,5 1 10,0 0 0,0 Số lượng cán bộ Tác nghiệp 2 100 3 100 3 100,0 - Trình độ Thạc sỹ: 0 0,0 0 0,0 0 0,0 - Trình độ Đại học: 1 50,0 2 66,7 3 100,0 - Trình độ Cao đẳng 1 50,0 1 33,3 0 0,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietbank Bắc Đà Nẵng)

+ Số lượng cán bộ QHKH và tác nghiệp tín dụng tại chi nhánh Đà Nẵng còn ít, trong khi có quá nhiều hồ sơ tín dụng, dẫn đến tình trạng quá tải, một cán bộ quản lý nhiều khách hàng, giám sát cho vay không chặt chẽ. Mặt khác, chất lượng cán bộ thực hiện công tác tín dụng và tác nghiệp chưa cao. Đa số các cán bộ đều còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm công tác, chưa được đào tạo kỹ về nghiệp vụ tín dụng nhưng được giao thẩm định nhiều dự án đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế.

+ Qua bảng số liệu, có thể thấy số lượng cán bộ làm công tác KSNB tại Chi nhánh giảm qua các năm. Nguyên nhân giảm là do cán bộ đến tuổi nghỉ

hưu, được đề bạt và luân chuyển sang bộ phận khác. Đồng thời là do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của bộ máy KTKSNB. Về năng lực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng kiểm tra của cán bộ làm công tác KSNB hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của công tác KSNB hiện đại, năng lực chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Một số cán bộ KSNB còn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 61 - 69)