Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 75 - 76)

- Quy trình giám sát vốn sau khi giải ngân

a.Môi trường pháp lý

Từ năm 1998 đến nay, các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý để định hướng cho hoạt động của hệ thống KTKSNB. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành: Luật các TCTD số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997 (Luật các TCTD năm 1997); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD ngày 15/6/2004 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2004 (Luật các TCTD năm 2004); Luật các TCTD ngày16/06/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 (Luật các TCTD năm 2010). NHNN đã ban hành Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, KTNB trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam (Quyết định 03/NHNN); Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế kiểm toán nội bộ thay thế cho Quyết định 03/NHNN. Ngày 29/12/2011, NHNN ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay cho Quyết định 36 và Quyết định 37.

Nhìn chung, mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý để định hướng cho hoạt động KTKSNB tại các NHTM và các quy định ngày càng có xu hướng phù

hợp và sát hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản đang có hiệu lực hiện nay vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập. Cụ thể, việc “để mở” một số quy định nhằm nâng cao tính tự chủ cho các TCTD tự quyết định cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế là điều cần thiết, nhưng nếu quy định bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc sẽ trùng với một số chức năng, nhiệm vụ của bộ phận KTNB, dẫn đến chồng chéo chức năng gây lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả; hơn nữa nếu quy định bộ phận KT, KSNB chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc sẽ không đảm bảo tính độc lập, khách quan và hiệu quả sẽ không cao do thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát ngay chính Ban điều hành, trong khi lại chịu sự quản lý, điều hành của Tổng giám đốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 75 - 76)