Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 40 - 42)

- Khách hàng vay vốn: Đây là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng Nếu khách hàng hoạt

2.2.1.Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

THƯƠNG CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG

2.2.1.Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

a. Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

+ Từ 7/2009 đến 3/2012, Ban kiểm soát của Vietinbank thực hiện cả hai chức năng kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. Theo đó, Ban kiểm soát có hai bộ phận giúp việc. Một là, Bộ máy KTNB: bao gồm Phòng KTNB tại Trụ sở chính; Phòng KTNB khu vực II tại Đà Nẵng và Phòng KTNB khu vực III tại TP Hồ Chí Minh, với chức năng giám sát hiệu quả kinh doanh từ hệ thống đến tận chi nhánh. Hai là, Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ: bao gồm Ban kiểm tra, KSNB tại Trụ sở chính và các phòng kiểm tra, KSNB tại các chi nhánh và 02 văn phòng đại diện; với chức năng kiểm tra việc chấp hành cơ chế, quy trình nghiệp vụ qua đó nhận dạng rủi ro, phát hiện ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ. Như vậy, trong thời gian này, công tác kiểm tra, KSNB nói chung và KSNB

hoạt động tín dụng nói riêng tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng được thực hiện bởi các kiểm soát viên thuộc Phòng kiểm tra, KSNB tại Chi nhánh.

+ Từ ngày 01/04/2012, bộ máy KTNB NHCT đã chuyển đổi thành mô hình mới, gồm Phòng Kiểm toán Tuân thủ và Phòng Kiểm toán Giám sát hoạt động tại Trụ sở chính, 02 Phòng KTNB tại VPĐD Tp Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng; đồng thời chấm dứt hoạt động của các Phòng Kiểm tra, KSNB đặt tại Chi nhánh để thành lập mới 26 phòng KTKSNB khu vực. Như vậy, kể từ ngày 01/04/2012, công tác kiểm tra, KSNB tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng do Phòng KTKSNB Khu vực 15 thực hiện.

- Bộ máy KTKSNB của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Phòng KTKSNB Khu vực 15 nói riêng hoạt động theo phương thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp.

+ Phương thức giám sát từ xa được áp dụng hàng ngày trên cơ sở Phòng KTKSNB Khu vực 15 sử dụng hệ thống phần mềm ứng dụng và các báo cáo của của Khối Quản lý Rủi ro, các phòng ban nghiệp vụ tại chi nhánh để giám sát tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của chi nhánh. Các nội dung kiểm tra đối với hoạt động tín dụng gồm có: danh mục tín dụng, giới hạn tín dụng, lãi suất, tình hình thanh toán nợ lãi, gốc, tỷ lệ cho vay so với tài sản đảm bảo…Trên cơ sở đó, Phòng KTKSNB phân tích, đánh giá, nhận diện và đo lường rủi ro cho từng hoạt động, trong đó chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng; dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra các rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Kết quả đánh giá, phân loại rủi ro là căn cứ để Trưởng phòng KTKSNB lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp tại chi nhánh trình Giám đốc Khối QLRR phê duyệt.

+ Phương thức kiểm tra trực tiếp tại Chi nhánh được thực hiện định kỳ theo kế hoạch đã được Giám đốc Khối QLRR phê duyệt. Trung bình tần suất

thực hiện các chương trình kiểm tra trực tiếp là định kỳ 1 năm/lần hoặc khi có những vấn đề bất thường. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều mà nguồn lực có hạn nên các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nguồn lực, thời gian để kiểm tra, kiểm soát trước và thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 40 - 42)