+ Kiểm tra tình hình thanh toán nợ gốc, lãi đến hạn; danh mục cho vay, giới hạn tín dụng, dư nợ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo của tất cả khách hàng tại các Chi nhánh của toàn hệ thống…
+ Trên cơ sở kiểm tra thường xuyên kết hợp với kết quả kiểm tra định kỳ cũng như kiểm tra đột xuất, bộ máy KTKSNB sẽ nhận dạng và đánh giá rủi ro tín dụng để từ đó có những cảnh báo, đề xuất hướng xử lý đến các bộ phận có liên quan và đến Ban lãnh đạo.
+ Tổ chức thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ để phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống từ đó đưa ra những hướng điều chỉnh và thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Kiểm tra việc sửa chữa sai sót sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ tại các chi nhánh.
- Mức độ thực hiện: công tác giám sát từ xa của bộ máy KSNB nhằm
mục đích đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện thường xuyên để có các biện pháp giám sát, kiểm tra kiểm soát và báo cáo kịp thời.
c. Công tác kiểm soát tại chỗ đối với hoạt động tín dụng - Mục tiêu kiểm soát tại chỗ: - Mục tiêu kiểm soát tại chỗ:
Là kiểm tra tính tuân thủ các quy trình quy định của Nhà nước và của nội bộ về hoạt động tín dụng tại các đơn vị kinh doanh, các chi nhánh. Kiểm tra đánh giá xem các quy trình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế có được các CBTD tuân thủ nghiêm túc hay không. Trên cơ sở đó kiểm soát nội bộ phát hiện những sai sót yếu kém, sơ hở hay gian lận trong quản trị tín dụng, bảo vệ an toàn những tài sản cho ngân hàng. Cũng từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện và hoàn thiện cơ chế điều hành, hoạt động tín dụng nói riêng hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
chiếu với khách hàng về: Sổ sách kế toán, xác nhận nợ vay, tài sản đảm bảo, tình hình sử dụng vốn vay; Kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng; Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tín dụng; Kiểm tra tình hình xử lý nợ xấu của các Chi nhánh.