Đánh giá trình độ quản trị nhân lực của Công ty TNHH thương mại Phú Hưng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực công ty TNHH thương mại phú hưng (Trang 83 - 87)

Hưng

2.2.6.1. Kết quả quản trị nhân lực

Bảng 2.13: Chi phí nhân công của Công ty TNHH thương mại Phú Hưng giai đoạn 2010 - 2014 TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân 1 Tổng doanh thu (tr.đ) 2.650 4.500 7.200 9.452 25.350 9.830,4 2 Lợi nhuận trước thuế (tr.đ) 455 850 900 1.320 5.210 1,747 3 Tổng số lao động (người) 70 100 150 160 355 167 4 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 2100 3480 5940 7680 17892 7.418,4 5 Doanh thu/ Số lượng CBCNV

(tr đồng/ người/ năm) 37,86 45,00 48,00 58,08 71,41 52,07 Mức tăng/ giảm 7,14 3,00 11,08 16,33 9,39

(tr đồng/ người/năm) Tỷ lệ tăng/ giảm (%) 19 7 23 28,11 19,28 6 Lợi nhuận/CBCNV (tr đồng/người/ năm) 6,50 8,50 6,00 8,25 14,68 8,79 Mức tăng/ giảm (tr đồng/ người/năm) 2,00 (2,05) 2,25 6,43 2,16 Tỷ lệ tăng/ giảm (%) 31 (29) 38 78 29,5 7 Lợi nhuận/tổng chi phí tiền

lương 0,22 0,24 0,15 0,17 0,29 0,21

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo thu nhập tiền lương của Công ty TNHH thương mại Phú Hưng giai đoạn 2010-2014)

Qua thực trạng của công tác quản trị nhân lực tại Công ty chúng ta thấy rằng: Việc thanh toán tiền lương luôn đúng kỳ hạn làm cho người lao động cảm thấy thoải mái, kịp thời đáp ứng được các nhu cầu của họ. Công tác đoàn thể cũng tạo ra được sự gắn bó giữa những người lao động với nhau và với Công ty. Công ty đã tạo ra được một công cụ quan trọng để thu hút lực lượng lao động, đặc biệt với việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, công ty đã thể hiện rõ sự công bằng, làm cho người lao động biết quyền lợi và nhiệm vụ của mình nên họ rất hăng hái sản xuất. Hình thức này hiện nay mới chỉ đánh giá được về mặt thời gian có ở tại công ty của người công nhân chứ chưa nói lên chất lượng làm việc của người lao động cống hiến cho công ty như thế nào, cũng như là việc tay nghề của họ có được nâng lên hay không. Hiện nay, Công ty vẫn sử dụng rất nhiều định mức, người lao động không cần cố gắng lắm mà vẫn có thể hoàn thành và vượt mức quy định điều này không khuyến khích được người lao động làm việc hết mình.

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

- Doanh số/ nhân viên của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2010,một người lao động đóng gió trung bình vào doanh số của công ty là 37,86 triệu đồng, đến năm 2011 là 45 triệu đồng, tăng 7,14 triệu đồng (tương ứng 19%) so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011, con số này tăng 3 triệu đồng (tương ứng 7%), năm 2013 so với năm 2012 tăng 11,08 triệu đồng (tương ứng 23%), năm 2014 so với năm 2013 tăng 16,33 triệu đồng (tương ứng 28,11%).Tỷ lệ tăng bình quân

19,28%/ năm. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng mạnh là do số lượng lao động tăng ít trong khi doanh thu tăng mạnh. Doanh thu tăng do trong năm này, công ty nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng hơn, số lượng lao động không tăng nhưng công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị làm cho quá trình sản xuất vẫn được đảm bảo, các đơn hàng được giao đúng hạn. Chỉ tiêu này tăng, chứng tỏ công ty đã có chính sách quản trị nhân lực tốt

- Lợi nhuận/ nhân viên: Lợi nhuận trung bình của một người lao động mang lại cho công ty tăng qua các năm. Năm 2010, một người lao động mang lại cho công ty 6,5 triệu đồng, thì đến năm 2011, là 8,5 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng (tương ứng 31%). Năm 2012, một người lao động chỉ tạo ra 6 triệu đồng lợi nhuận, giảm 2,05 triệu đồng so với năm 2011,tương ứng giảm 29%. Điều này là do trong năm này, chi phí của công ty tăng lên cao, doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng chi phí do đó lợi nhuận của công ty giảm, không phải do trình độ người lao động giảm. Sang năm 2013, 2014 thì chỉ tiêu này lại tăng lên. Tỷ lệ tăng bình quân của chỉ tiêu này là 29,19%. Đây là tỷ lệ tăng khá cao.

+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lương: năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lương cho người lao động là 0,22, đến năm 2011 là 0,24. Đến năm 2012, 2013 tỷ lệ này giảm còn 0,15 và 0,17. Năm 2014, tỷ suất tăng lên 0,29. tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lương cho người lao động năm 2013 giảm do lợi nhuận tăng chậm hơn mức tăng lương cơ bản theo quy định của nhà nước. Năm 2014, tỷ lệ này tăng lên do doanh thu tăng cao hơn tổng quỹ lương. Doanh thu tăng do công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang bị máy móc hiện đại làm năng suất lao động tăng.

Qua các chỉ tiêu trên cho thấy, Công ty TNHH thương mại Phú Hưng đã có các chính sách quản trị nhân lực hiệu quả: tuyển dụng thêm, đào tạo trình độ kịp thời cho người lao động, khuyến khích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng công việc qua đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc; và nhận định của nhân viên về mức độ hài long của họ đối với doanh nghiệp, công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến, lương bổng,v.v…

Bảng 2.14 cho thấy số lao động tăng năm 2014 là 2055 người. Trong đó, tuyển lao động mới là 199 người. Theo lãnh đạo công ty, năm 2014 do công ty mở rộng sản xuất nên nhu cầu tuyển lao động mới gấp đôi số lượng lao động những năm trước. Bên cạnh đó, chế độ lương và thưởng rất được chú ý, đó là số lượng lao động giảm không nhiều (27 người), người lao động rất yên tâm công tác tại đơn vị. Vậy Công ty vẫn cần tiếp tục có những chính sách để giữ chân những người lao động chủ chốt của công ty để luôn luôn có một lực lượng lao động ổn định duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại hiệu quả cao.

Bảng 2.14: Báo cáo tăng giảm lao động của Công ty TNHH thương mại Phú Hưng năm 2014

STT Danh mục Tổng số người

I Số đầu kỳ 160

II Số tăng trong kỳ 205

1 Tăng do tuyển lao động mới 199

2 Tăng khác 6

III Số giảm trong kỳ 30

1 Giảm do bỏ việc 27

2 Trong đó: Có quyết định 3

3 Giảm khác 24

IV Số cuối kỳ 355

Đánh giá năng lực quả trị nhân lực thể hiện qua thành tích lao động của các CBCNV trong các năm như sau:

Bảng 2.15: Kết quả xếp loại thành tích lao động của CBCNV Công ty TNHH thương mại Phú Hưng giai đoạn 2010-2014

Xếp loại

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) A 35 50 55 55 95 63,33 105 65,63 308 86,76 B 20 28,57 30 30 45 30 45 28,12 35 9,86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C 10 14,29 7 7 6 4 6 3,75 2 0,6

D 5 7,14 8 8 4 2,67 4 2,5 10 2,78

Cộng 70 100 100 100 150 100 160 100 355 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả lao động của công ty TNHH TM Phú Hưng GĐ 2010-2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, thành tích lao động của CBCNV tăng đều qua các năm. Thành tích lao động đạt loại A trung bình chiếm tỷ trọng 64,14% trong tổng số CBCVN. Điều này cho thấy, cán bộ công nhân viên của Công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Họ làm tốt các công việc không phải chỉ vì thành tích lao động mà còn vì mục đích chung là xây dựng công ty ngày một ổn định và phát triển. Số lượng lao động đạt loại A tăng đều qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng lao động xếp loại A đạt 50% thì đến năm 2014 là 86, 76% (tăng 36,76%). Mức độ hoàn thành công việc của người lao động tăng lên phản ánh đúng thực tế là doanh thu của công ty cũng liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy mức độ hoàn thành công việc có quan hệ tỷ lệ với doanh thu. Vì vậy,Công ty cần có các chính sách để khuyến khích người lao động hoàn thành công việc của mình tốt hơn nữa, để tỷ trọng số lao động đạt loại A ngày càng tăng lên. Cùng với số lao động đạt loại A tăng, số lượng lao động đạt loại D chiếm tỷ trọng trung bình là 4,62%. Đây là một tỷ trọng nhỏ. Năm 2011, 2014 tỷ trọng người xếp loại lao động loại D tăng là do số lượng công nhân nghỉ sinh tăng. Do đặc thù là ngành sử dụng nhiều lao động nữ, do đó việc lao động là công nhân nữ nghỉ sinh tăng là phù hợp. So với các doanh nghiệp khác số lượng người nghỉ sinh của Công ty tương đối thấp. Tuy vậy, để có thể nâng cao hiệu quả công việc của người lao động, Công ty cần có chính sách để người lao động có thể luân phiên nghỉ sinh mà không để tình trạng nhiều người cùng nghỉ một lúc ảnh hưởng đến công việc toàn công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực công ty TNHH thương mại phú hưng (Trang 83 - 87)