Trình độ quản trị nhân lực được đánh giá theo hai hệ thống chỉ tiêu (HTCT): - Kết quả quản trị nhân lực.
- Năng lực quản trị nhân lực. 1.1.5.1. HTCT Kết quả quản trị nhân lực
HTCT Kết quả quản trị nguồn nhân lực bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: a. Lợi ích kinh tế trong sử dụng nguồn nhân lực, thông qua các chỉ tiêu:
+ Doanh số/ nhân viên: xác định mức độ đóng góp trong bình của một nhân viên cho doanh số của một doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận/ nhân viên: xác định lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lương: xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lương cho người lao động.
+ Giá trị gia tăng (doanh số trừ đi tổng chi phí vật chất)/tổng chi phí về nguồn nhân lực (lương, thưởng, đào tạo, phúc lợi…): xác định tỷ suất giá trị gia tăng của doanh nghiệp được tạo ra từ 1 đồng chi phí liên quan đến yếu tố con người.
b. Sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên trong doanh nghiệp
Đó là tập hợp các chỉ tiêu như tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc; mức độ hài lòng (theo 5 bậc) của họ đối với doanh nghiệp, công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến, lương bổng,v.v…được đánh giá bằng điều tra thăm dò.
+ Riêng đối với các doanh nghiệp dịch vụ, nơi giữa khách hàng và nhân viên có mối quan hệ trực tiếp trong quá trình kinh doanh, cần bổ sung thêm chỉ tiêu: đánh giá của khách hàng đối với đội ngũ của nhân viên và chất lượng phục vụ trong doanh nghiệp.
1.1.5.2. HTCT đánh giá năng lực quản trị nhân lực
- Số lượng và tỷ trọng nhân viên quản trị nhân lực theo cấp bậc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ quản trị nhân lực
- Số lượng và tỷ trọng nhân viên quản trị nhân lực theo các xếp hạng về hoàn thành nhiệm vụ.
Học viên sẽ vận dụng những chỉ tiêu để phân tích thực trạng quản trị nhân lực của Công ty TNHH Thương Mại Phú Hưng tại chương 2.