Về những mặt hạn chế, yếu kém trong hoạt động marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco, giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 103 - 106)

- Chiến lược phân phối mạnh, rộng khắp tối đa trên cả nước giúp công ty đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, nhưng cũng phải cần lưu ý đặc biệt

4.4.Về những mặt hạn chế, yếu kém trong hoạt động marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco, giai đoạn 2009-

ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco, giai đoạn 2009-2012

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay công ty còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Công ty chưa chú trọng đầu tư về nhân lực và ngân sách cho hoạt động marketing (chưa có bộ phận chuyên trách về maketing). Trình độ nhân viên chưa cao (chưa được đào tạo thường xuyên, liên tục), chưa đáp ứng được với quy mô và tính chất kinh doanh của công ty.

- Nguồn nhân lực tại một số chi nhánh (Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) còn thiếu (cả DSĐH, DSTH) và yếu về chuyên môn, do đó việc mở rộng mạng lưới cung ứng tại các địa bàn này là rất khó khăn và hoạt động của phần lớn các chi nhánh là chưa hiệu quả.

Ví dụ: doanh thu của chi nhánh Hải Phòng rất khiêm tốn khoảng 2 tỷ VNĐ/tháng, của chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3 tỷ VNĐ/tháng, chi nhánh Đà Nẵng khoảng 1 tỷ VNĐ/tháng.

- Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh chưa được vận dụng linh hoạt. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình; quảng cáo trên báo chí không thường xuyên; hoạt động PR còn ít và ở phạm vi hẹp...

- Một số hoạt động marketing của công ty còn cứng nhắc chưa linh hoạt như: hình thức khuyến mại khi mua sản phẩm tặng thêm sản phẩm là thuốc, tặng kèm hàng mẫu bằng thuốc hoặc chiết khấu bằng hàng nhưng lại ghi trên hóa đơn bán hàng.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài mới chỉ thực hiện việc phân tích tính đặc thù của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco và phân tích một số chiến lược marketing áp dụng đối với các sản phẩm được sản xuất tại Pharbaco giai đoạn 2009-2012, các đối tượng so sánh mới chỉ dừng lại là các sản phẩm ETC tham gia đấu thầu cạnh tranh với các công ty sản xuất trong nước,…

Các sản phẩm của Pharbaco tham gia thầu tại các cơ sở y tế hiện tại vẫn đang chiếm tỷ trọng khá lớn các thuốc ETC, đồng thời năm 2013 là thời hạn mà các cơ sở điều trị có sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện đấu thầu

thuốc theo thông tư 01 phải cạnh tranh về giá rất quyết liệt, vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích các hoạt động marketing của Pharbaco là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, đề tài cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau - Thiếu một số tư liệu về các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế có sự góp mặt của Pharbaco.

- Chưa có số liệu đánh giá cụ thể về thị phần nội địa cũng như xuất khẩu của công ty.

- Chưa đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing của công ty thông qua một cỡ mẫu cụ thể.

Nếu có thời gian, chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế mẫu nghiên cứu đối với thị trường, khách hàng của công ty nhằm thu thập, phân tích và bổ sung thêm cho đề tài.

Một hạn chế nữa của đề tài là chưa đi sâu nghiên cứu về chiến lược maketing cụ thể cho thuốc mới (Arterakine, Rezotum), thuốc độc đáo (tiêm bột đông khô, thuốc chữa viêm gan, HIV-Topflovir…), thuốc trong giai đoạn suy thoái và chiến lược định vị các sản phẩm này trên thị trường. Hy vọng rằng nếu có điều kiện và thời gian để tiếp tục học tập nâng cao kiến thức tại trường, chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể hơn cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 103 - 106)