Một số đề tài đã nghiên cứu về Pharbaco giai đoạn gần đây

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 37 - 40)

- Về hạn chế của công ty

1.4.3. Một số đề tài đã nghiên cứu về Pharbaco giai đoạn gần đây

Phạm Thị Lan Phương (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh của xí

nghiệp dược phẩm trung ương 1 giai đoạn 1999-2003, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Đại học Dược Hà Nội.

Nguyễn Thị Hương Lan (2005), Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của

xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 giai đoạn 1999-2004, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học dược Hà Nội.

Phạm Thị Dung (2007), Khảo sát năng lực cạnh tranh của công ty dược

phẩm trung ương 1 và xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 trong quá trình hội nhập hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Đại học Dược Hà Nội.

Nguyễn Thanh Tùng (2009), Khảo sát hoạt động quản trị bán hàng của

công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco năm 2008, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Đại học Dược Hà Nội

Lê Thị Dinh (2009), Phân tích và nhận dạng một số chiến lược

marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco trong những năm gần đây, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Đại học Dược Hà Nội

Các đề tài nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được tiến hành từ nhiều năm trước (giai đoạn trước và trong khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp). Mặt khác, các đề tài trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá một cách chung về hoạt động kinh doanh hoặc

mới bước đầu mô tả, nhận dạng và phân tích sơ bộ một số hoạt động marketing của công ty. Đề tài này đi sâu phân tích tính đặc thù của doanh nghiệp, phân tích một số hoạt động marketing của công ty từ sau khi cổ phần hóa để thấy được sự tương tác cần thiết giữa tính đặc thù của doanh nghiệp với các chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Một điểm khác biệt nữa của đề tài là: Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang rơi vào khủng hoảng, chi phí cho hoạt động marketing luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra đó là làm sao có được những chiến lược marketing hiệu quả nhưng lại có thể tiết kiệm tối đa chí phí marketing. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn này, doanh nghiệp nào có chiến lược marketing hiệu quả, phù hợp sẽ có cơ hội vượt lên trước đối thủ trong việc thu hút khách hàng.

Philip Kotler – cha đẻ của thuyết marketing hiện đại, trong lần tái bản cuốn sách “Quản trị marketing”đã nhận định rằng “đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời, sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường”. Do vậy, hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi [25].

Và Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ”của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo [23].

Điều đó cho thấy vai trò của maketing càng quan trọng hơn trong suy thoái kinh tế, vấn đề là phải tư duy lại vai trò và cách làm marketing cho phù hợp.

Tóm lại

Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện:

- Tối đa hóa sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, khuyếch trương

- Tối đa hóa sự thoả mãn của người tiêu dùng - Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng

Với các vai trò cơ bản trên, hoạt động marketing đã trở nên hết sức cần thiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh doanh dược phẩm nói riêng. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường, nếu không có sự trợ giúp của các hoạt động marketing thì doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầu thị trường. Khi thiếu hiểu biết về thị trường sẽ không có cơ sở đề ra chính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí sẽ không thoả mãn được khách hàng dẫn đến nguy cơ mất dần khách hàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh tranh.

Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đòi hỏi của giới tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày một tăng lên và đa dạng hơn, việc áp dụng tư duy marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu cầu đa dạng của từng nhóm người tiêu dùng là gì và sẽ có chính sách phân biệt để thỏa mãn tất cả các đoạn thị trường mục tiêu.

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 37 - 40)