Chiến lược định giá cao (hớt váng)

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 66 - 67)

- Giảm giá SP Giảm các hoạt

3.2.2.1.Chiến lược định giá cao (hớt váng)

Đây là chiến lược mà Pharbaco sử dụng để giúp doanh nghiệp bù đắp được chi phí nghiên cứu và phát triển, để định vị thuốc của mình so với đối thủ cạnh tranh cùng hoạt chất, ngo ài ra còn giúp định vị công năng và thương hiệu nổi bật của thuốc trên một đoạn thị trường.

Chiến lược định giá cao cũng được sử dụng cho các sản phẩm mới, có ưu điểm vượt trội, dạng bào chế đặc biệt, kỹ thuật sản xuất cao.

Ví dụ: Sản phẩm định giá cao đó là cefotaxim 1gam, ngay từ khi mới ra đời (năm 1999), công ty đã áp dụng chiến lược “hớt váng” cho sản phẩm này, ấn định mức giá 13.500 đ/lọ (đã có VAT) cạnh tranh với cefotaxim của Ấn Độ có giá 8.200 đ/lọ.

Một sản phẩm khác cũng được áp dụng chiến lược này đó là Streptomycin 1gam được Pharbaco tung ra thị trường năm 2000 với giá 3.307 đ/lọ (đã có VAT) cạnh tranh với streptomycin của Trung Quốc có giá

2.300đ/lọ. Với uy tín, thương hiệu của Pharbaco, các sản phẩm này đã nhanh chóng xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuận cho công ty.

Gần đây nhất, năm 2008 khi cho ra đời các sản phẩm Rezotum, 750 mg (amoxicillin + sulbactam), Pharbaco đã định giá cao hơn các sản phẩm bào chế thông thường trước đây.

Bảng 3.13. So sánh giá của Rezotum với các dạng bào chế khác nhau có cùng hoạt chất amoxycilin

STT Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Tên hoạt chất Đơn vị Đơn giá (đồng) 1 Rezotum 750 mg amoxycilin + sulbactam viên 9.600 2 Vigentin 625 mg amoxycilin + clavulanic viên 7.500

3 Fabamox 500 mg amoxycilin viên 1.700

4 Cefucom 250 mg amoxycilin gói 1.650

5 Helcrosin 500 mg amoxycilin viên 1.400

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 66 - 67)